“Các thầy cô hãy tiếp tục vượt khó, cống hiến như những người anh hùng trong thời đại mới”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay có ý nghĩa giáo dục và động viên sâu sắc tới cán bộ, giáo viên, công nhân viên, ngành Giáo dục đã phát động các phong trào thi đua như: Tổ chức sinh hoạt về thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy- cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, hội giảng, sinh hoạt tập thể, trao đổi kinh nghiệm dạy học, làm đồ dùng dạy học, áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục…; các trường phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo” và các hoạt động với chủ đề “Tri ân thầy cô” gắn với hành động cụ thể của học sinh, sinh viên như: Tiết học tốt, ngày học tốt, tháng học tốt...; tổ chức hướng dẫn học sinh làm những công trình nhỏ có ý nghĩa, góp phần xây dựng, bảo vệ cảnh quan sư phạm nhà trường “xanh- sạch- đẹp”; đẩy mạnh các hoạt động câu lạc bộ văn hóa- văn nghệ, các trò chơi dân gian, thể dục- thể thao, viết báo tường, thi đua học tốt, rèn luyện tốt, thể hiện tình cảm kính trọng đối với thầy- cô giáo…

Chăm chút từng nét chữ cho trò. Ảnh: Đức Thụy
Chăm chút từng nét chữ cho trò. Ảnh: Đức Thụy

Thiết nghĩ, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới giáo dục là cần thiết. Tuy nhiên, điều bất cập là từ việc tham gia học tập, phong trào này đến phong trào khác, giáo viên đuối sức vì chạy theo các thành tích thi đua. Tính bình quân mỗi tháng, một giáo viên có 57 giờ đứng lớp (tương đương 76 tiết dạy), có từ 4 đến 7 buổi tới trường sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng và công tác khác, mỗi tháng phải dành ít nhất 4 giờ để dự giờ đồng nghiệp, ghi chép tích lũy chuyên môn, sưu tầm tài liệu, chấm bài, vào điểm, ghi chép hồ sơ cá nhân, nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, soạn bài, xem tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tự học…; nếu kiêm thêm công tác chủ nhiệm, công việc còn nhiều hơn, gây áp lực nặng nề.

Thời điểm hiện nay, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên vừa trải qua ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, các giáo viên ở những nơi xa xôi hẻo lánh phải vượt qua bao gian khó, mất mát, nỗ lực cùng địa phương khắc phục hậu quả bão lụt, sửa sang, dựng lại trường lớp để đón học sinh trở lại trường. Họ là tấm gương ngời sáng với tinh thần không nề hà gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp trồng người.

Ngày 21-10-1964, nhân dịp đến Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bác Hồ đã nói: “Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang; ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sửa chữa. Người thầy giáo tốt- thầy giáo xứng đáng là thầy giáo- là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Đồng thời, Bác cũng đặt niềm tin vào sự phát triển của giáo dục nước nhà và tương lai tươi sáng của dân tộc.

Năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động: Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành. Song, sang thế kỷ XXI, thế kỷ của hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, xã hội thông tin và kinh tế tri thức, chúng ta rất cần nhiều nhân tài giúp đất nước phát triển. Tuy nhiên, các nhà giáo còn băn khoăn vì sự cống hiến, nỗ lực của mình vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao vì nền giáo dục còn trì trệ, cũ kỹ. Chúng ta hô hào khẩu hiệu chống bệnh thành tích nhưng vẫn chạy theo thành tích. Đời sống giáo viên vẫn chưa được cải thiện…

Chúng ta hy vọng rồi đây, tất cả những điều đó sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng để sự nghiệp giáo dục vượt qua được giai đoạn khủng hoảng và tiếp tục phát triển “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong đợi.

Thiên Ân

Có thể bạn quan tâm

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017

Thông qua “Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ năm 2017, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, giá trị thiết thực của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“ trong nội bộ, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Gia Lai.
Kông Chro đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kông Chro đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Song song với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, thời gian qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể huyện Kông Chro triển khai nghiêm túc, có nền nếp, mang lại hiệu quả tích cực.
Ia Blang tích cực học tập và làm theo gương Bác

Ia Blang tích cực học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu rộng trong từng cán bộ, đảng viên và người dân xã Ia Blang (huyện Chư Sê), tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo gương Bác

Chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Tại buổi tọa đàm về việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức mới đây, các đại biểu đã nêu lên những cách làm hay, sáng tạo ở địa phương, đơn vị. Trong đó, cấp ủy các cấp xác định những khâu đột phá để tạo sự chuyển biến, đồng thời tập trung nêu gương, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả.
Học tập và làm theo lời Bác dạy về đại đoàn kết

Học tập và làm theo lời Bác dạy về đại đoàn kết

(GLO)- Trong bối cảnh đất nước ta đang bị đe dọa trước âm mưu xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ về đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và miền Nam Trung bộ, Đại hội đoàn kết chống Pháp của các dân tộc thiểu số (DTTS) miền Nam Trung bộ khai mạc ngày 19-4-1946 tại Pleiku.
Thành phố Pleiku: Tổ chức Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"

Thành phố Pleiku: Tổ chức Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"

(GLO)- Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017 theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, tại Trung tâm hoạt động thanh niên tỉnh, Ban Thường vụ Thành đoàn Pleiku vừa tổ chức vòng sơ khảo Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ“ năm học 2016-2017.
Quân đoàn 3 học theo Bác bằng những việc làm cụ thể

Quân đoàn 3 học theo Bác bằng những việc làm cụ thể

(GLO)- L.T.S: Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày truyền thống Quân đoàn 3 (26-3), P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng LÊ QUANG XUÂN-Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân đoàn về công tác giáo dục, phát huy truyền thống đơn vị gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đảng bộ huyện Đức Cơ Làm theo Bác bằng những việc cụ thể

Đảng bộ huyện Đức Cơ Làm theo Bác bằng những việc cụ thể

(GLO)- Khi triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW và hiện nay là Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Cơ đã yêu cầu các Đảng bộ trực thuộc xây dựng chương trình hành động và kế hoạch phải cụ thể, sát thực tế ở địa phương, đơn vị. Đồng thời, tăng cường làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực, có tác dụng thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Phong cách Bác Hồ: Làm gương, lời nói đi đôi với việc làm

Phong cách Bác Hồ: Làm gương, lời nói đi đôi với việc làm

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã cống hiến cho đời bao hình mẫu của những đạo đức quý báu, trong đó phong cách làm gương, lời nói đi đôi với việc làm là nguyên tắc lẽ sống hàng đầu có sức thuyết phục mạnh mẽ, thu phục lòng dân, mỗi người Việt Nam lấy đó soi sáng cho lý tưởng và hành động của mình.