Một kỳ EURO lạ thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi Unai Simon đỡ bóng hời hợt để Croatia mở tỉ số trong trận đấu ở vòng 1/8 với Tây Ban Nha, EURO 2020 đã xác lập kỷ lục số phản lưới nhà nhiều nhất trong lịch sử, bằng các kỳ EURO trong 40 năm trước đó cộng lại (từ 1976 - 2016).

Mbappe đá hỏng luân lưu có thể là khoảnh khắc đáng nhớ nhất vòng 1/8 EURO 2020. Ảnh: AFP
Mbappe đá hỏng luân lưu có thể là khoảnh khắc đáng nhớ nhất vòng 1/8 EURO 2020. Ảnh: AFP
Một giải đấu chứng kiến quá nhiều những pha “đốt lưới”, khiến người xem không khỏi hoài nghi. Thế nhưng, khi nó đã diễn ra tới 9 lần chỉ sau trận Croatia - Tây Ban Nha, tất cả đều cảm thông cho một mùa bóng kỳ lạ, bên cạnh một thế giới vốn đã quá lạ kỳ trong 2 năm vừa qua, dưới bóng đen của đại dịch.
Trong số những điều lạ kỳ ấy, không thể không nhắc đến Áo, Thụy Sĩ hay Croatia, chính họ khiến vòng 1/8 của EURO này có tới 3/6 trận đấu đầu tiên phải giải quyết thắng thua sau 120 phút. Thậm chí, Thụy Sĩ đã đưa Pháp đến loạt luân lưu và hạ gục nhà đương kim vô địch thế giới. Cú sút không thành công của Mbappe ở lượt cuối cùng đã xoay vần toàn bộ cục diện của EURO năm nay, khiến mọi dự đoán đang từ chỗ bất ngờ, trở thành không thể tin nổi.
Nói về phạt đền, chưa một kỳ EURO nào, số lần các chân sút hỏng ăn nhiều như năm nay. Suốt giai đoạn EURO 2016, chỉ có 4 lần các cầu thủ sút hỏng. Con số này tại EURO 2020 đang là 8, nhiều gấp đôi khi chặng đường mới đi qua được phân nửa. Không chỉ vậy, đã có tới 14 pha phạt đền được thực hiện ở vòng bảng, một con số cũng kỳ lạ không kém những yếu tố như hiệp phụ hay phản lưới.
Trước thềm EURO 2020, kênh Sky Sports từng đưa ra những dự đoán về một mùa bóng đá không ít bất ngờ với những con số chưa từng có trong lịch sử. Sky Sports không có nhiều dữ kiện để dự đoán về cục diện hiện tại nhưng họ “chắc như đinh đóng cột rằng”, khi thế giới đang thay đổi chóng mặt dưới đại dịch, bóng đá là cuộc sống và nó cũng đổi thay. Quả thực, những gì đang diễn ra thật sự khó tin.
Càng vào sâu, giải đấu càng hấp dẫn. Sự kịch tính luôn đi kèm bất ngờ và hứa hẹn, nhiều điều kỳ lạ đang đến. Khi những ứng cử viên hàng đầu lần lượt rơi rụng, có chăng EURO này nên tìm ra một nhà vô địch mới, như Đan Mạch 1992 hay Hy Lạp 2004?
VIỆT HÙNG (LĐO)

https://laodong.vn/the-thao/mot-ky-euro-la-thuong-925510.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bản lĩnh của "Tam sư"

Bản lĩnh của "Tam sư"

(GLO)- Bị dẫn bàn và đứng trước nhiều áp lực, rốt cuộc, đội tuyển Anh cũng đã chứng tỏ được bản lĩnh thật sự của mình để ghi tên vào trận chung kết. Trong khi đó, Đan Mạch đã phải dừng bước đầy tiếc nuối trong một trận cầu họ đã chơi sòng phẳng ngay trên sân khách.
Dấu ấn chiến thuật của Roberto Mancini

Dấu ấn chiến thuật của Roberto Mancini

(GLO)- Sau màn so tài cân não của các vị chiến lược gia, Italia đã giành tấm vé đầu tiên để vào chơi trận chung kết. Đó là chiến quả xứng đáng mang đậm dấu ấn chiến thuật cùng sự tỏa sáng của những ngôi sao.
Tứ kết Euro 2020: Cảm xúc trái chiều

Tứ kết Euro 2020: Cảm xúc trái chiều

(GLO)- Vòng tứ kết Euro 2020 đã khép lại với nhiều cảm xúc trái chiều. Trong khi một số đội được hưởng “quả ngọt“ từ sức trẻ thì cũng có đội sở hữu dàn cầu thủ đang vào độ chín tài năng nhưng vẫn phải ngậm ngùi nuối tiếc.
Tứ kết Euro 2020: Chờ những cuộc thư hùng

Tứ kết Euro 2020: Chờ những cuộc thư hùng

(GLO)- Sau hàng loạt “cơn địa chấn“ ở vòng 1/8, Euro 2020 hứa hẹn tiếp tục mang đến cho người hâm mộ những trận đấu đầy cảm xúc. Liệu những “gã khổng lồ“ có chứng minh được bản lĩnh để nuôi tham vọng hay các đội bóng cửa dưới sẽ nối dài câu chuyện cổ tích của mình.