Tiếp tục giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 phức tạp: Năm học mới thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ba tháng hè sắp kết thúc nhưng tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn đang diễn biến rất phức tạp, 19 tỉnh thành phía Nam, Hà Nội đang thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ. Năm học mới sắp tới sẽ ra sao?

 

 Liệu năm học mới sắp đến học sinh các địa phương đang tiếp tục giãn cách xã hội sẽ khai giảng vào đầu tháng 9? Ảnh: Ngọc Dương
Liệu năm học mới sắp đến học sinh các địa phương đang tiếp tục giãn cách xã hội sẽ khai giảng vào đầu tháng 9?. Ảnh: Ngọc Dương


Đặc biệt Hà Nội từ ngày 15.5, do Covid-19 diễn biến phức tạp, khoảng 2 triệu học sinh được nghỉ hè dù chưa hoàn thành học kỳ 2, trừ học sinh lớp 9 và 12. Hiện các trường tổ chức cho học sinh ôn và thi trực tuyến, hoàn thành năm học 2020-2021 trước ngày 6.8. Vậy năm học mới 2021-2022 sắp đến tựu trường, khai giảng như thế nào?

Năm học 2020-2021, Bộ đã ban hành khung thời gian năm học sớm vào ngày 27.7 nhưng hôm nay đầu tháng 8.2021, các địa phương đang chờ khung thời gian năm học 2021-2022, của Bộ GD-ĐT để căn cứ xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với tình hình dịch bệnh, phù hợp thực tế của từng địa phương.

 

Giám sát học sinh làm bài kiểm tra trực tuyến ở Trường phổ thông liên cấp Nguyễn Siêu (Hà Nội). Ảnh: Nhà trường cung cấp
Giám sát học sinh làm bài kiểm tra trực tuyến ở Trường phổ thông liên cấp Nguyễn Siêu (Hà Nội). Ảnh: Nhà trường cung cấp


Biết là tình hình hình dịch bệnh căng thẳng, còn nhiều việc phải làm. Tuy nhiên thiết nghĩ Bộ GDĐT nên sớn ban hành khung thời gian năm học vì năm học 2021-2022 cũng là năm đầu tiên, thực hiện thay sách giáo khoa đối với lớp 2 và lớp 6, có một số môn học mới xuất hiện lần đầu: Lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên.  Vì vậy các trường cần phải xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch giáo dục, kế hoạch giảng dạy những môn mới… Thế nhưng tất cả phải chờ kế hoạch của Bộ.

Nhiều giáo viên cho rằng nếu dịch bệnh kéo dài Bộ GD-ĐT nên để cho các địa phương căn cứ vào tình hình dịch bệnh xây dựng khung thời gian năm học sao cho phù với đặc thù mỗi địa phương. Bộ chỉ nên ấn định thời gian thực dạy-học là bao nhiêu tuần (35 hay 37 tuần) trong năm học, để nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học thích ứng phù hợp với tình hình “đặc biệt” năm nay.

Thời gian tựu trường và khai giảng năm học mới cũng giao cho địa phương quyết định. Hình thức dạy-học như thế nào, trực tuyến hay trực tiếp là cũng tùy địa phương. Trong bối cảnh “đặc biệt” cần có phương án “đặc biệt” như Bác Hồ nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi Bác lên đường sang Pháp để đàm phán: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” có nghĩa là: phải vững tâm để đối phó với các sự biến chuyển.

 

NGUYỄN VĂN LỰC
Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa
(Theo TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 17 học sinh đạt Chứng chỉ Tin học quốc tế MOS

Gia Lai có 17 học sinh đạt Chứng chỉ Tin học quốc tế MOS

(GLO)- Tham gia tranh tài cùng hơn 2.000 thí sinh trên cả nước, 17/24 học sinh của tỉnh Gia Lai đã mang về Chứng chỉ Tin học quốc tế MOS sau vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng Thế giới-Viettel 2024 (MOS World Championship-Viettel 2024) diễn ra vào sáng 17-3.