Longform

Cơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

E-magazine Cơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 
 

Gia Lai là tỉnh miền núi, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thể thao còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, từ lâu, các VĐV Gia Lai đã nổi tiếng với nghị lực vượt khó để khẳng định vị thế trong làng thể thao quốc gia. Đặc biệt, ở các môn võ thuật và điền kinh, các thế hệ VĐV Gia Lai đã tạo được danh tiếng với thành tích tại các giải đấu quốc gia và quốc tế. Như tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VI-2010, Gia Lai đã giành được 5 huy chương vàng, 7 huy chương bạc, 9 huy chương đồng.

 
 

Tuy nhiên, sau khi bị cắt kinh phí đào tạo VĐV trong giai đoạn 2014-2018, Gia Lai đã trải qua 2 kỳ đại hội thể thao toàn quốc đáng buồn. Những nhân tố xuất sắc của thể thao Gia Lai đầu quân cho địa phương khác để tiếp tục nuôi dưỡng đam mê thi đấu đỉnh cao. Không có VĐV được tập luyện bài bản, khi tới kỳ đại hội, những người làm chuyên môn tỉnh nhà lại “vận động” các cựu VĐV đang bận rộn với cuộc sống mưu sinh tập trung trong khoảng 1 tháng để đi thi đấu. Do đó, những cuộc tranh tài chủ yếu mang tính chất cọ xát, học hỏi và… đủ chỉ tiêu về số lượng VĐV chứ hoàn toàn không có tính cạnh tranh. 

 

Trong đó, môn billiards và futsal tham dự dưới hình thức xã hội hóa với kinh phí tự túc của cá nhân, doanh nghiệp. Thành tích này khiến Gia Lai xếp thứ 62/65 đoàn tham gia, ngang với Bắc Kạn, Điện Biên cùng có 1 huy chương đồng và chỉ xếp trên duy nhất đơn vị không có huy chương là Lai Châu. Trong khi đó, ở khu vực Tây Nguyên, Đak Lak đứng thứ 25/65 đoàn với 6 huy chương vàng, 7 huy chương bạc, 11 huy chương đồng; Kon Tum xếp thứ 55 với 3 huy chương bạc, 6 huy chương đồng.

 

Từ năm 2019, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh được cấp kinh phí đào tạo trở lại VĐV nhắm đến những môn được xác định là thế mạnh của Gia Lai gồm võ thuật và điền kinh. Kể từ đó, Trung tâm đã rốt ráo chiêu mộ các VĐV năng khiếu qua các giải đấu phong trào để “ươm mầm” cho mục tiêu làm rạng danh thể thao tỉnh nhà. Và chỉ sau 3 năm, thể thao Gia Lai đã giành được thành tích ấn tượng tại đấu trường quốc gia và quốc tế. Tiêu biểu nhất là tấm huy chương đồng của VĐV Lê Thị Nhi ở môn kickboxing tại SEA Games 31. Đây là tấm huy chương cá nhân đầu tiên của thể thao Gia Lai ở đấu trường SEA Games. Trước đó, Lê Thị Nhi đã nhiều lần giành huy chương vàng tại các giải đấu quốc gia.

 

Hay như tại Giải Taekwondo trẻ châu Á 2022, Gia Lai có 4 VĐV đại diện cho Việt Nam tranh tài và đều giành được huy chương. Cụ thể, VĐV Nguyễn Thị Loan giành huy chương bạc hạng 49 kg nữ, Nguyễn Thị Mai giành huy chương đồng hạng 46 kg nữ, Nguyễn Lê Chinh giành huy chương đồng hạng 45 kg nam ở Giải Vô địch đối kháng thiếu niên; VĐV Mai Linh Chi giành huy chương đồng hạng 33 kg nữ ở Giải Vô địch đối kháng trẻ. Đặc biệt, tấm huy chương bạc của Nguyễn Thị Loan là tấm huy chương cao nhất mà đội tuyển Việt Nam giành được ở Giải Vô địch đối kháng thiếu niên. 

 

Từ đầu năm 2022 đến nay, các VĐV Gia Lai đã tham gia 19 giải khu vực và quốc gia, giành được 109 huy chương gồm: 38 huy chương vàng, 22 huy chương bạc và 49 huy chương đồng. Ngoài ra, các VĐV Gia Lai còn tham gia 3 giải quốc tế, giành được 7 huy chương gồm: 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và 5 huy chương đồng. Những thành tích này không chỉ vực dậy thể thao thành tích cao mà còn giúp Gia Lai bước vào Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 với một vị thế rất khác.

 
 
 

Tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022, Gia Lai có hơn 70 VĐV dự kiến tham gia 9 môn gồm: karate, kickboxing, wushu, boxing, điền kinh, taekwondo, muay Thái, khiêu vũ thể thao và vovinam. Trong đó, hầu hết là VĐV của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh và một số VĐV được tuyển chọn do có thành tích xuất sắc tại Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh vừa kết thúc. Do cặp song sinh Nguyễn Thị Mai-Nguyễn Thị Loan (SN 2006) ở môn taekwondo không thể tham dự Đại hội vì chưa đủ tuổi nên niềm hy vọng lớn nhất của thể thao Gia Lai là nữ VĐV Lê Thị Nhi ở môn kickboxing. Tại đại hội lần này, cô gái 19 tuổi người Đức Cơ sẽ thi đấu ở hạng 56 kg nội dung full contact.

 

Đây đều là các địa phương có phong trào phát triển mạnh với nhiều VĐV thuộc đội tuyển quốc gia. Giải tập huấn là cơ hội cọ xát tuyệt vời cho các võ sĩ Gia Lai trước thềm Đại hội.

Hiện tại, Lê Thị Nhi đã được triệu tập lên đội tuyển quốc gia cùng với 12 VĐV khác để chuẩn bị cho SEA Games 32. Đợt tập trung này cũng là thời cơ vàng cho Lê Thị Nhi giữ vững phong độ để sẵn sàng chinh phục huy chương ở Đại hội Thể thao toàn quốc khi cô được cọ xát với các VĐV đỉnh cao quốc gia.

 

Cùng với đó, điền kinh cũng là môn được hy vọng mang về huy chương cho thể thao Gia Lai ở kỳ đại hội lần này. Theo ông Ngô Gia Hùng-Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh kiêm huấn luyện viên môn điền kinh, Gia Lai dự kiến cử 9 VĐV tham gia môn điền kinh. Trong đó, 3 chân chạy đang được tập trung lên đội tuyển trẻ quốc gia gồm Nguyễn Thùy Dung, Nguyễn Thành Đạt, Hà Quang Thắng sẽ là niềm hy vọng ở nội dung marathon, bán marathon, 10 km. Ở nội dung 3.000 m vượt chướng ngại vật, VĐV Hà Quang Thắng cũng hứa hẹn tạo ra bất ngờ khi anh vừa giành huy chương bạc ở Giải Vô địch Điền kinh trẻ quốc gia.

 
 

 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

Các tuyến kênh T4, T5, T6 từ khi hoàn thành đã tác động mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tuyến đường dọc theo các tuyến kênh đã được nhựa hóa, người dân từ các nơi về an cư bên những bờ kênh, doanh nghiệp đến đầu tư những dự án lớn.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

Nhớ lại thời điểm hơn 20 năm trước, ông Hà Đình Cẩn - nguyên Chủ nhiệm Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc - Nam, tổng giám đốc đầu tiên của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - cho hay không biết ý tưởng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc xây dựng một trục đường dọc thứ hai của đất nước xuất hiện từ bao giờ.
Vững tay chèo trên dòng sông tri thức

E-magazineVững tay chèo trên dòng sông tri thức

(GLO)- Theo sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh, những thầy giáo, cô giáo tuổi đôi mươi giờ đây tóc đã bắt đầu điểm bạc. Thế nhưng, tình yêu và sự tận tâm, nhiệt huyết với nghề trong họ lúc nào cũng vẹn nguyên. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng những
Gia Lai tưng bừng mùa lễ hội

E-magazineGia Lai tưng bừng mùa lễ hội

(GLO)- Sau 2 năm liên tiếp phải tạm hoãn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các lễ hội đặc trưng được tổ chức nối tiếp nhau trong tháng 11 sẽ tạo nên chất xúc tác để mùa du lịch cuối năm ở Gia Lai càng trở nên sôi động, hứa hẹn một
Cơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

E-magazineCơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

(GLO)- Cùng với một số loại trái cây khác, sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân trồng sầu riêng ở Gia Lai. Hiện các địa phương đang nỗ lực hoàn thiện thủ tục để được cấp mã số vùng trồng nhằm xuất khẩu chính ngạch, tạo cơ hội nâng cao giá trị thương hiệu sầu riêng Gia Lai.
Bước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

E-magazineBước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

(GLO)- Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Gia Lai lần thứ IX-2022 đã tạo được dấu ấn đậm nét, khẳng định sự phát triển không ngừng của phong trào thể thao trên địa bàn thời gian qua. Thành công của kỳ đại hội lần này mở ra nhiều hy vọng cho thể thao Gia Lai tại các sân chơi khu vực và quốc gia, gần nhất là Đại hội Thể thao toàn quốc diễn ra vào cuối năm nay.
"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

E-magazine"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

(GLO)- L.T.S: Gia Lai là một trong những vùng khó về giáo dục với nhiều thách thức như: diện tích trải rộng, lớn thứ nhì cả nước; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao (khoảng 44,5%); còn nhiều hộ khó khăn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Tuy nhiên, ngoài lòng tận tâm của đội ngũ nhà giáo cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục, chuyện học ở Gia Lai dần khởi sắc nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng với những cá nhân, tổ chức hảo tâm, dốc sức dốc lòng hỗ trợ lâu dài cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học tập cho đến khi trưởng thành.