Longform

"Hành quân xanh": Đi dân nhớ, ở dân thương

E-magazine "Hành quân xanh": Đi dân nhớ, ở dân thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 


Thời tiết ở làng Đê Bơ Tưk (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) những ngày này rất oi bức. Tuyến kênh mương dẫn nước cho cả cánh đồng cỏ dại mọc ken dày, cản trở dòng chảy. 8 chiến sĩ của Tiểu đoàn 2 (Lữ đoàn Pháo binh 40, Quân đoàn 3) được giao nhiệm vụ giúp dân khơi thông dòng nước. Người cầm rựa phát dọn bụi rậm, người cầm cuốc, xẻng nạo vét bùn đất dưới lòng mương. Lưng áo cán bộ, chiến sĩ ướt đẫm mồ hôi nhưng ai cũng hào hứng, quyết tâm hoàn thành phần việc được giao.
 

 


Ở khu vực giọt nước cạnh nhà sinh hoạt cộng đồng làng Đê Bơ Tưk, nhóm thợ xây do Trung úy Trần Văn Đạt-Bí thư Chi Đoàn Đại đội 6 (Tiểu đoàn 2) phụ trách đang trộn vữa, xếp gạch làm tường bao và sân bê tông để bà con thuận tiện khi lấy nước. Khoảng sân này trước đây là nền đất bị xói lở, ngập nước vào mùa mưa. Trước khi triển khai chiến dịch, đơn vị đã khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của người dân và xin ý kiến lãnh đạo đơn vị hỗ trợ kinh phí sửa chữa giọt nước.

Các chiến sĩ chia thành từng tốp nhỏ để thực hiện nhiệm vụ. Ban ngày, các anh phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh, làm đường giao thông, trồng cây xanh. Chiều đến, các anh cắt tóc miễn phí cho người dân và các em nhỏ. Đêm về, các chiến sĩ tranh thủ đến từng nhà tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường, phân loại xử lý rác tại nhà; tuyên truyền về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, các chiến sĩ còn dựng sân khấu tổ chức đêm giao lưu văn nghệ hoặc chiếu phim phục vụ bà con. Anh Nông Văn Đạo-Bí thư Chi bộ làng Đê Bơ Tưk-chia sẻ: “Nhờ các chiến sĩ về tình nguyện mà mấy tuyến đường trong làng sạch sẽ hơn. Bà con cũng được các chiến sĩ thông tin nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào cuộc sống”.
 

 


Tại làng Le 1 và làng Gào (xã Ia Lang, huyện Đức Cơ), người dân vui mừng khi được 61 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48, Sư đoàn 320) về thực hiện chiến dịch “Hành quân xanh”. Gia đình chị Siu Mong (SN 1992, hộ nghèo ở làng Le 1) được các chiến sĩ hỗ trợ xây dựng căn nhà “Đại đoàn kết”. Từ nguồn kinh phí 40 triệu đồng của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đức Cơ, gia đình vay mượn thêm 10 triệu đồng, các chiến sĩ của Tiểu đoàn 1 đã chung tay xây dựng căn nhà có 1 phòng khách, 1 phòng ngủ, 1 phòng bếp cho gia đình. Nhìn căn nhà xây kiên cố đang dần hoàn thiện, chị Siu Mong vui mừng chia sẻ: “Nhà tôi thuộc diện hộ nghèo. Nếu không có sự hỗ trợ thì không biết bao giờ gia đình mới có nhà xây để ở. Thời gian tới, cả nhà không còn phải lo lắng mỗi khi trời mưa nữa”.

Bên cạnh lực lượng Quân đội, các chiến sĩ Công an cũng triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa trong chiến dịch “Hành quân xanh”. Cuối tháng 6-2022, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ khối An ninh nhân dân, Đoàn cơ sở Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) phối hợp Đoàn cơ sở Công an huyện Đak Đoa “hành quân” về xã Ia Băng và Ia Pết (huyện Đak Đoa) mang theo những phần quà nghĩa tình tặng học sinh nghèo. Đoàn cơ sở Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tổ chức tập huấn kỹ năng phòng cháy-chữa cháy, sơ cứu, phòng-chống tai nạn thương tích và đuối nước cho thiếu nhi trên địa bàn. Cùng với đó, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh tặng 2 ti vi cho Trường Tiểu học số 1 Ia Băng và Trường Tiểu học Ia Pết; phối hợp với các Mạnh Thường Quân tặng 300 phần quà cho học sinh.

 
 


Chiến dịch “Hành quân xanh” của Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48) được triển khai từ ngày 18-7 và kết thúc vào ngày 31-7 với sự tham gia của 61 cán bộ, chiến sĩ. Vì thời gian tham gia tình nguyện khá ngắn, trong khi phần việc nhiều nên các chiến sĩ luôn tranh thủ làm việc. Ngoài xây dựng nhà ở, đơn vị còn hỗ trợ sửa taluy con đường chính của làng Gào nhằm chống sạt lở; trao tặng 50 bộ quần áo cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; cắt tóc cho trẻ em; khám bệnh cho người dân.

Cảm kích trước sự chân thành, nhiệt tình của các cán bộ, chiến sĩ, bà con ở làng Gào và làng Le 1 xem bộ đội như người thân trong gia đình. Ông Nguyễn Minh Trí-Bí thư Chi bộ làng Gào (xã Ia Lang) nói: “Bộ đội rất tận tình, chu đáo. Dù vất vả nhưng các chiến sĩ vẫn dành thời gian về giúp người dân. Thay mặt bà con dân làng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các chiến sĩ”.

Sau mỗi buổi lao động, các chiến sĩ và đoàn viên, thanh niên trong làng còn giao lưu thể thao, văn nghệ, tình quân-dân thêm gắn kết.
 

 


Sự hiện diện của các chiến sĩ tình nguyện của Tiểu đoàn 2 (Lữ đoàn Pháo binh 40) khiến cho người dân làng Đê Bơ Tưk vui hẳn lên. Chiến dịch “Hành quân xanh” năm nay được Tiểu đoàn triển khai từ ngày 15 đến 22-7 với sự tham gia của 20 cán bộ, chiến sĩ. Chia sẻ lý do chọn làng Đê Bơ Tưk làm điểm đến của chiến dịch, Thiếu tá Nguyễn Hữu Hạnh-Trợ lý dân vận Lữ đoàn Pháo binh 40-cho hay: “Làng Đê Bơ Tưk là 1 trong 2 làng khó khăn nhất của huyện Mang Yang. Xã Đak Jơ Ta cũng là đơn vị kết nghĩa với Lữ đoàn 40. Chính vì thế, đơn vị giúp đỡ bà con bằng những hoạt động thiết thực”.

Nhìn các anh bộ đội vất vả, không ai bảo ai, đoàn viên, thanh niên và người dân làng Đê Bơ Tưk cũng góp sức tham gia. Sau mỗi buổi “hành quân”, các chiến sĩ của Tiểu đoàn 2 di chuyển về điểm đóng quân tại điểm trường làng Đê Bơ Tưk để nghỉ ngơi chuẩn bị cho công việc tiếp theo. Bữa cơm đầm ấm, nghĩa tình, có thêm ít trái cây, rau và măng rừng do bà con ủng hộ. Chị Ngoe-đoàn viên làng Đê Bơ Tưk-bày tỏ: “Thấy các anh bộ đội vất vả, chúng em bảo nhau tham gia hỗ trợ để các phần việc nhanh chóng hoàn thành. Qua chiến dịch, tuổi trẻ các đơn vị cũng gắn bó với nhau hơn”.

 Các chiến sĩ lực lượng Công an tham gia chiến dịch với các đội hình tình nguyện “Hành quân xanh” thực hiện phần việc theo chuyên môn, nghiệp vụ và vận động nguồn lực xã hội hóa xây dựng các công trình. Đại úy Ksor Hữu Hoàng-Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh-chia sẻ: “Mỗi dịp về tình nguyện tại làng, chúng tôi hiểu hơn về cuộc sống của người dân, qua đó, nắm được tình hình an ninh trật tự tại địa phương để làm tốt hơn nhiệm vụ của mình”.

 
 

“Hành quân xanh” là 1 trong 5 nội dung của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2022 do Tỉnh Đoàn phát động trong thanh niên khối lực lượng vũ trang. Với những hoạt động ý nghĩa, chiến dịch “Hành quân xanh” trong khối lực lượng vũ trang đã góp phần làm nên một mùa hè tình nguyện sôi nổi, ý nghĩa đối với cộng đồng. Tùy theo đặc thù công việc, từng đơn vị đã tham gia thực hiện những phần việc khác nhau, đóng quân ở những địa bàn khác nhau nhưng điểm chung đều hướng về vùng khó khăn.

Binh nhì Đinh Văn Nhi (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48) tâm sự: “Khi đơn vị giao nhiệm vụ về làng giúp dân, chúng tôi đều tích cực tham gia. Chuyến “hành quân” này giúp tôi hiểu được cuộc sống của bà con còn khó khăn như thế nào. Những tình cảm yêu thương của bà con tiếp thêm động lực để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tới. Chiến dịch còn giúp chúng tôi sống có trách nhiệm và cần phấn đấu nhiều hơn nữa”.
 

 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

Các tuyến kênh T4, T5, T6 từ khi hoàn thành đã tác động mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tuyến đường dọc theo các tuyến kênh đã được nhựa hóa, người dân từ các nơi về an cư bên những bờ kênh, doanh nghiệp đến đầu tư những dự án lớn.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

Nhớ lại thời điểm hơn 20 năm trước, ông Hà Đình Cẩn - nguyên Chủ nhiệm Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc - Nam, tổng giám đốc đầu tiên của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - cho hay không biết ý tưởng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc xây dựng một trục đường dọc thứ hai của đất nước xuất hiện từ bao giờ.
Vững tay chèo trên dòng sông tri thức

E-magazineVững tay chèo trên dòng sông tri thức

(GLO)- Theo sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh, những thầy giáo, cô giáo tuổi đôi mươi giờ đây tóc đã bắt đầu điểm bạc. Thế nhưng, tình yêu và sự tận tâm, nhiệt huyết với nghề trong họ lúc nào cũng vẹn nguyên. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng những
Gia Lai tưng bừng mùa lễ hội

E-magazineGia Lai tưng bừng mùa lễ hội

(GLO)- Sau 2 năm liên tiếp phải tạm hoãn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các lễ hội đặc trưng được tổ chức nối tiếp nhau trong tháng 11 sẽ tạo nên chất xúc tác để mùa du lịch cuối năm ở Gia Lai càng trở nên sôi động, hứa hẹn một
Cơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

E-magazineCơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

(GLO)- Sau 2 kỳ đại hội liên tiếp gần như trắng tay, Gia Lai đang chuẩn bị bước vào Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 với một vị thế rất khác. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các vận động viên (VĐV) đang rất nỗ lực tập luyện với khát vọng nâng tầm thể thao tỉnh nhà.
Bước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

E-magazineBước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

(GLO)- Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Gia Lai lần thứ IX-2022 đã tạo được dấu ấn đậm nét, khẳng định sự phát triển không ngừng của phong trào thể thao trên địa bàn thời gian qua. Thành công của kỳ đại hội lần này mở ra nhiều hy vọng cho thể thao Gia Lai tại các sân chơi khu vực và quốc gia, gần nhất là Đại hội Thể thao toàn quốc diễn ra vào cuối năm nay.
"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

E-magazine"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

(GLO)- L.T.S: Gia Lai là một trong những vùng khó về giáo dục với nhiều thách thức như: diện tích trải rộng, lớn thứ nhì cả nước; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao (khoảng 44,5%); còn nhiều hộ khó khăn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Tuy nhiên, ngoài lòng tận tâm của đội ngũ nhà giáo cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục, chuyện học ở Gia Lai dần khởi sắc nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng với những cá nhân, tổ chức hảo tâm, dốc sức dốc lòng hỗ trợ lâu dài cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học tập cho đến khi trưởng thành.