Longform

Hồ Trà Đa: Một đôi mắt khác của Phố núi

E-magazine Hồ Trà Đa: Một đôi mắt khác của Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 

Hồ thủy lợi Trà Đa được xây dựng sau giải phóng đất nước năm 1975. Đây cũng là mốc thời gian những cư dân đầu tiên của thị xã Pleiku đến khai khẩn ở vùng đất Trà Đa bây giờ. Ông Bạch Ngọc Tỉnh (74 tuổi, trú tại thôn 4, xã Trà Đa) là một trong số ít những nhân chứng sống của một trong những cuộc di dân thời bấy giờ. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Ngãi, năm 1965, ông cùng gia đình lên Pleiku lập nghiệp. Đến năm 1976, thị xã vận động hơn 100 hộ dân từ trung tâm ra vùng ven Trà Đa để khai hoang đồng ruộng.

 

Những người ở lại dù có nản lòng cũng xắn tay làm lụng, cải tạo đất hoang để sản xuất nông nghiệp. Và việc đầu tiên chính là tạo nên hồ thủy lợi Trà Đa để lấy nước tưới cho cây trồng. Ban đầu, khu vực lòng hồ vốn là cánh đồng lúa rộng hàng chục ha. Quanh cánh đồng có nhiều mạch nước ngầm chảy ra từ lòng đất tạo nên những con rạch, con suối nhỏ chảy về hướng Đông. Vào mùa khô, khi mạch nước ngầm hạn chế, cây cối khô hạn khiến việc tưới cho cây trồng gặp nhiều khó khăn nên lãnh đạo thị xã quyết định chặn dòng đắp đập làm hồ.

Ngày ấy, chính quyền huy động sức dân cả thành phố để đắp đập bằng những phương tiện, dụng cụ thô sơ. Ông Tỉnh hồi nhớ: “Thời đó, mỗi khu phố ở trung tâm thị xã được giao chỉ tiêu ngày công lao động cho việc đắp đập. Hàng ngàn người tập trung về đây. Người cuốc, người đóng bao, người gánh đất… Tuy mệt nhưng vui và hào hứng lắm, mỗi người một việc, ai nấy đều cố gắng để xây dựng công trình. Phải mất 3-4 năm mới hoàn thành. Nhìn hồ nước mênh mông, chúng tôi vô cùng hạnh phúc vì đã góp sức làm nên công trình này, chỉ có sự đồng lòng với sức dân mới làm được”.  

 

Ngồi dưới gốc cây vú sữa cổ thụ sum suê trồng từ ngày nhận “mảnh đất cắm dùi” ở Trà Đa, bà Phan Toàn (80 tuổi, trú tại thôn 4) nhớ về một thời gian khó. “Vợ chồng tôi tham gia đoàn khai hoang ngày đó. Lúc mới ra đây, tôi nản lắm vì khu vực này rừng rậm um tùm, làm không đủ ăn, con cái nheo nhóc. Nhưng sau được vận động nên gia đình tôi quay trở lại gắn bó với nơi này. Suốt mấy năm liền, vợ chồng tôi góp công gánh đất đắp đập, biến vùng đất trũng hoang hóa thành hồ nước đầy. Mới ngày nào còn gánh từng sọt đất mà bây giờ đã gần 50 năm rồi”-bà Toàn hồi tưởng.

 
 

Từ khi hồ thủy lợi Trà Đa được hình thành, hàng trăm ha đất đai khô hạn, cằn cỗi như được “giải phóng”. Vùng đất trũng được người dân cải tạo trồng lúa, làm la ghim; vùng đồi thì trồng mì, khoai lang, bắp... Ruộng đồng ngát xanh, cái đói bắt đầu lùi xa, nhất là khi đất nước xóa bỏ bao cấp, người dân hăng hái lao động trên mảnh đất của mình. Theo ông Tỉnh, khoảng năm 1996, người dân trong vùng bắt đầu trồng cà phê. Nhờ nguồn nước tưới ổn định từ hồ thủy lợi và đất đai màu mỡ, cà phê ở Trà Đa phát triển xanh tốt. Đời sống người dân được cải thiện, từ thoát nghèo rồi vươn lên ổn định có cái ăn cái mặc, dần khấm khá, nhà cửa khang trang.

Ông Tỉnh tâm sự: “Người dân trong vùng đều xuất thân từ nghèo khó nên ai nấy chăm chỉ, nỗ lực tìm tòi làm ăn. Ngoài trồng cà phê, hồ tiêu, nhiều người bắt tay chăn nuôi heo, bò. Cũng nhờ tích nước trong hồ mà các mạch nước ngầm trong khu vực bền vững so với các nơi khác. Có nguồn nước, trồng cây gì, nuôi con gì cũng thuận lợi. Trải qua hơn nửa đời người bên hồ Trà Đa, chứng kiến biết bao thay đổi mới thấy quyết định đắp đập ngày đó đúng đắn thế nào. Dân làng chúng tôi cũng tự hào vì sở hữu hồ nước đẹp như vậy. Mong sắp tới sẽ có những dự án làm đẹp thêm để du khách cùng được thưởng ngoạn phong cảnh nơi đây”.

Sinh ra và lớn lên khi hồ Trà Đa được đắp bồi từ những sọt đất đầu tiên, anh Nguyễn Văn Thùy (thôn 4) đã gắn liền cuộc đời với hồ nước này. Thuở ấu thơ, anh cùng chúng bạn mỗi buổi chiều rủ nhau ra hồ vẫy vùng bơi lội. Đến khi trưởng thành, cũng nhờ nguồn nước mát ấy mà anh nên cơ nghiệp. Nhà anh Thùy có gần 1 ha đất trồng la ghim ven hồ. Quanh năm anh trồng đủ loại từ cà rốt, cà chua, bắp cải, dưa leo, lay ơn… loại nào cũng sum suê, tươi tốt. Với sự tần tảo của hai vợ chồng, gia đình 4 miệng ăn đã có cuộc sống ổn định.

 
 

Mặt nước trong veo, cảnh quan thơ mộng, cỏ cây xanh ngát, hồ Trà Đa đã hút hồn biết bao người. Ông Nguyễn Văn Thiên (62 tuổi, trú tại phường Hội Phú, TP. Pleiku) chia sẻ: “Từ ngày về hưu, tôi vẫn thường cùng mấy ông bạn già mang cần ra hồ Trà Đa câu cá. Ở trong thành phố không dễ gì có hồ nước đẹp, mát mẻ với nhiều bóng cây và nước trong sạch thế này. Nếu làm thêm một con đường bê tông xung quanh hồ thì sẽ tuyệt vời hơn”.

 

Vào mỗi cuối tuần, gia đình chị Nguyễn Việt An (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thường mang theo lều bạt, đồ ăn, thức uống ra hồ cắm trại. “Các cháu nhà tôi rất thích ra đây vì không khí mát mẻ, có nhiều cây cối, không gian rộng rãi. Ở đây, tụi nhỏ có thể đạp xe, thả diều, phía trên còn có rừng thông cổ thụ đẹp không thua kém nơi nào. Chúng tôi thường mang theo bếp nướng và thức ăn để được ở đây cả ngày. Hồ Trà Đa khá gần Biển Hồ nên muốn di chuyển đến đó tham quan cũng thuận tiện. Tiếc rằng hiện nay chỉ mới chủ yếu có khách nội thành, các địa phương khác chưa biết nhiều về hồ nước này. Giá mà có thêm một số cơ sở dịch vụ ở xung quanh như ăn uống, nghỉ dưỡng hay chèo thuyền thì sẽ rất hút khách”-chị An nói.

 

 
 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

Các tuyến kênh T4, T5, T6 từ khi hoàn thành đã tác động mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tuyến đường dọc theo các tuyến kênh đã được nhựa hóa, người dân từ các nơi về an cư bên những bờ kênh, doanh nghiệp đến đầu tư những dự án lớn.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

Nhớ lại thời điểm hơn 20 năm trước, ông Hà Đình Cẩn - nguyên Chủ nhiệm Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc - Nam, tổng giám đốc đầu tiên của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - cho hay không biết ý tưởng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc xây dựng một trục đường dọc thứ hai của đất nước xuất hiện từ bao giờ.
Vững tay chèo trên dòng sông tri thức

E-magazineVững tay chèo trên dòng sông tri thức

(GLO)- Theo sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh, những thầy giáo, cô giáo tuổi đôi mươi giờ đây tóc đã bắt đầu điểm bạc. Thế nhưng, tình yêu và sự tận tâm, nhiệt huyết với nghề trong họ lúc nào cũng vẹn nguyên. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng những
Gia Lai tưng bừng mùa lễ hội

E-magazineGia Lai tưng bừng mùa lễ hội

(GLO)- Sau 2 năm liên tiếp phải tạm hoãn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các lễ hội đặc trưng được tổ chức nối tiếp nhau trong tháng 11 sẽ tạo nên chất xúc tác để mùa du lịch cuối năm ở Gia Lai càng trở nên sôi động, hứa hẹn một
Cơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

E-magazineCơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

(GLO)- Sau 2 kỳ đại hội liên tiếp gần như trắng tay, Gia Lai đang chuẩn bị bước vào Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 với một vị thế rất khác. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các vận động viên (VĐV) đang rất nỗ lực tập luyện với khát vọng nâng tầm thể thao tỉnh nhà.
Bước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

E-magazineBước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

(GLO)- Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Gia Lai lần thứ IX-2022 đã tạo được dấu ấn đậm nét, khẳng định sự phát triển không ngừng của phong trào thể thao trên địa bàn thời gian qua. Thành công của kỳ đại hội lần này mở ra nhiều hy vọng cho thể thao Gia Lai tại các sân chơi khu vực và quốc gia, gần nhất là Đại hội Thể thao toàn quốc diễn ra vào cuối năm nay.
"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

E-magazine"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

(GLO)- L.T.S: Gia Lai là một trong những vùng khó về giáo dục với nhiều thách thức như: diện tích trải rộng, lớn thứ nhì cả nước; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao (khoảng 44,5%); còn nhiều hộ khó khăn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Tuy nhiên, ngoài lòng tận tâm của đội ngũ nhà giáo cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục, chuyện học ở Gia Lai dần khởi sắc nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng với những cá nhân, tổ chức hảo tâm, dốc sức dốc lòng hỗ trợ lâu dài cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học tập cho đến khi trưởng thành.