Emagazine

Nghề pha chế "hút" giới trẻ Gia  Lai

E-magazine Nghề pha chế "hút" giới trẻ Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 

Năm 2010, khi còn là sinh viên, Hoàng Anh Dũng đã tham gia phục vụ trong các chuỗi cà phê lớn tại TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, anh theo học kỹ thuật pha chế. Năm 2016, khi quay về Gia Lai lập nghiệp, anh Dũng quyết tâm mở trung tâm dạy pha chế. “Các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê ở Gia Lai liên tục được mở rộng, nâng cao chất lượng. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân viên làm nghề pha chế ngày càng khắt khe. Điều này cũng đã mở ra nhiều cơ hội cho bạn trẻ có đam mê với nghề. Thời gian đầu, tôi chỉ tập hợp một số bạn trẻ cùng niềm yêu thích để truyền dạy kiến thức pha chế. Dần dần, nhu cầu học ngày càng nhiều, tôi mở song song 2 lớp”-anh Dũng tâm sự.

 

Trung tâm “Gia Lai Barista Skill” của anh Dũng lúc bấy giờ là cơ sở đầu tiên tại Gia Lai đào tạo một cách chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm của bản thân, anh Dũng cho rằng: “Muốn trở thành nhân viên pha chế và gắn bó lâu dài với nghề, trước tiên cần có niềm đam mê. Nhân viên pha chế chuyên nghiệp không chỉ là người linh hoạt, khéo léo, thành thục kỹ năng mà còn phải có óc sáng tạo để liên tục phát triển các công thức mới, tạo ra nhiều thức uống thơm ngon, đa dạng”.

 

Hoàng Anh Dũng cho hay, anh đặc biệt có niềm đam mê với cà phê. Theo anh, Gia Lai là xứ sở của cà phê. Vậy nên, anh luôn suy nghĩ tại sao không phát triển thức uống này để hút khách hơn? Từ đó, anh Dũng đã tự mày mò học hỏi và nghiên cứu thêm các cách pha chế cà phê. Với anh, cà phê không đơn thuần là thức uống mà nó còn mang tính nghệ thuật. Đến nay, anh Dũng đã pha chế thành công một số loại cà phê như: Cappuccino, Latte, Machiato, Latte macchiato, Mocha, Espresso conpanna…

 

“Muốn trở thành người pha chế giỏi, bạn phải là người có khứu giác lẫn vị giác tinh tế để phân biệt các loại hương liệu và pha chế thức uống phù hợp khẩu vị của thực khách. Đặc biệt, sự nhạy bén về mùi vị là một lợi thế lớn. Bởi vậy, tôi thường có bài phỏng vấn trước để các bạn tới Trung tâm đăng ký học có định hướng đúng với nghề”-anh Dũng chia sẻ. Sau 6 năm thành lập, Trung tâm Đào tạo pha chế “Gia Lai Barista Skill” do anh Hoàng Anh Dũng thành lập và làm Giám đốc đã đào tạo hơn 1.000 học viên, chủ yếu là các bạn trẻ tại Gia Lai, Kon Tum, Bình Định… Hơn thế, Trung tâm đã trực tiếp giới thiệu việc làm cho nhiều học viên sau khi hoàn thành khóa học với thu nhập ổn định.

 
 

Anh Đặng Văn Trung (thị xã Ayun Pa) là người có duyên với nghề pha chế. Anh Trung kể: “Trong một lần qua TP. Buôn Ma Thuột thăm bạn, tôi nhìn thấy bạn mình làm việc ở quầy pha chế. Qua đôi tay khéo léo của bạn, những món đồ uống trở nên bắt mắt và rất có hồn. Từ đó, tôi ấp ủ dự định theo học một khóa pha chế”.

Quay về Gia Lai, anh Trung nhanh chóng tìm được nơi theo học nghề pha chế. Ban ngày, anh đi làm. Ban đêm, anh tranh thủ tới lớp học và rèn luyện thêm vào những lúc rảnh rỗi. 

 

Theo anh Trung, bước vào quán cà phê, bên cạnh không gian ấm áp với ánh đèn vàng tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thì ấn tượng nhất với khách vẫn là hương vị cà phê. Nhất là khi quán khéo léo bố trí một dãy ghế cạnh quầy pha chế, để khách vừa thưởng thức cà phê, vừa quan sát những động tác pha chế điêu luyện của barista (thợ pha chế).

 

Dù đã có công việc văn phòng ổn định nhưng chị Nguyễn Thị Hiền (thôn 4, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh) vẫn không từ bỏ đam mê mở một quán cà phê. Bởi thế, chị tìm tới các lớp học pha chế để trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Sau 2 tháng theo học, chị Hiền đã mở một quán cà phê nhỏ tại nhà để thỏa ước nguyện.

 

Tương tự, chị Nguyễn Thị Hòa (xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) bộc bạch: “Tôi đến với nghề trong một lần tình cờ gặp anh Dũng. Anh sẵn sàng truyền nghề, hướng dẫn tận tình các bí quyết pha chế. Sau khi nắm bắt các công thức sẵn có, mình phải tự cân chỉnh để có hương vị riêng biệt, không trùng lắp với những nơi khác. Nghề pha chế rèn cho tôi tính kiên nhẫn, sự chỉn chu. Tôi cũng ước mơ có một quán cà phê nhỏ của riêng mình để thỏa mãn niềm đam mê”.

 

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.