Emagazine

Ấm no nhờ đổi nếp nghĩ, thay cách làm-Kỳ cuối: Ý nghĩa nhân văn từ một chỉ thị

E-magazine Ấm no nhờ đổi nếp nghĩ, thay cách làm-Kỳ cuối: Ý nghĩa nhân văn từ một chỉ thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 

Cụ thể, giai đoạn 2022-2025, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân trên 3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều. Giai đoạn 2026-2030, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm còn dưới 10% theo chuẩn nghèo đa chiều.

 

Theo kết quả rà soát hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2022-2025, số hộ nghèo đồng bào DTTS là 40.475, chiếm 25,58% tổng số hộ DTTS toàn tỉnh; số hộ cận nghèo DTTS là 24.839, chiếm 15,7% tổng số hộ DTTS toàn tỉnh.

 

Qua nhiều năm triển khai thực hiện, cấp ủy các cấp xác định CVĐ “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” dù đạt được những kết quả nhất định nhưng nhiệm vụ này vẫn rất quan trọng trong nhiệm kỳ 2022-2025. Do đó, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trong tỉnh đã tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch thực hiện, tiếp tục cụ thể hóa yêu cầu của CVĐ. 

 

Triển khai thực hiện CVĐ, ngày 25-1-2016, Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang đã ban hành Chỉ thị số 02-CT/HU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc thực hiện CVĐ, chỉ đạo UBND phối hợp với Ủy ban MTTQ cùng cấp phân bổ ngân sách hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm, lồng ghép thực hiện cùng các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Chương trình 135, Chương trình 30a... Theo đó, 14/14 Đảng ủy xã, thị trấn đã ban hành các nghị quyết chuyên đề và xây dựng kế hoạch thực hiện CVĐ. Qua 5 năm triển khai thực hiện, 74,75% hộ DTTS thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần hủ tục, biết chủ động tự lực vươn lên thoát nghèo; 64,63% hộ nghèo được tiếp cận và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đạt năng suất và biết tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất; 90,7% hộ DTTS nghèo có đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện. Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 21,04% (năm 2016) giảm xuống còn 4,38% vào năm 2021, trong đó, hộ nghèo DTTS từ 3.153 hộ (năm 2016) giảm xuống còn 665 hộ (năm 2021).

 

Ngày 15-3-2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mang Yang đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU về đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả CVĐ “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Để cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết, Mặt trận, các đoàn thể của huyện đã phối hợp với Đảng ủy các xã, thị trấn triển khai thực hiện cùng với đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của các ngành, đơn vị gắn với thực hiện có hiệu quả chương trình, chính sách giảm nghèo trong đồng bào DTTS. Công tác tuyên truyền linh hoạt dưới nhiều hình thức và sử dụng 2 ngôn ngữ chính: tiếng Việt, tiếng Bahnar. Các cấp, các ngành quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chú trọng đến hộ nghèo, hộ DTTS...

Năm 2021, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Mang Yang đã mở 8 lớp đào tạo nghề: thợ nề, sửa chữa máy cày, phòng-chống bệnh trên trâu, bò cho 207 học viên DTTS có nhu cầu. 100% hộ nghèo, cận nghèo đồng bào DTTS đủ điều kiện được vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội và sử dụng có hiệu quả vốn vay để phát triển kinh tế gia đình. 

 

Để đạt mục tiêu đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị-xã hội các cấp xác định thực hiện CVĐ là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài gắn với các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng-an ninh của địa phương. Cuộc vận động phải được cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế, phong tục tập quán của từng địa phương; kết quả mang lại đảm bảo thiết thực, không chạy theo thành tích; lấy hiệu quả sự thay đổi tích cực về nếp nghĩ, cách làm, về công tác giảm nghèo trong đồng bào DTTS làm mục tiêu chính.

 

Ngày 6-7-2022, Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Prông đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/HU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp thực hiện CVĐ với 4 nội dung trọng tâm. Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu các ban, ngành, đơn vị và các tổ chức chính trị-xã hội được phân công kết nghĩa với thôn, làng, các xã trong quá trình xây dựng kế hoạch phải gắn với việc thực hiện CVĐ; xác định nội dung công việc cụ thể cần hỗ trợ, phấn đấu trong nhiệm kỳ, các đơn vị phụ trách làng, xã xây dựng 1-2 mô hình sinh kế hỗ trợ phát triển sản xuất.

Ông Kpuih Hồ Công Thông-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Prông-thông tin: Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đến cuối năm 2021 còn 18,26%, trong đó, hộ nghèo DTTS chiếm 34,75%. Từ nguồn ngân sách của huyện và Quỹ “Vì người nghèo”, huyện đã triển khai mô hình nuôi dê sinh sản ở 2 xã: Ia Pia và Ia Tôr cho 10 hộ dân thụ hưởng (kinh phí 90 triệu đồng).

 

Huyện ủy Đak Đoa cũng đã ban hành Kế hoạch số 117-KH/HU thực hiện Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu lãnh đạo và tổ chức thực hiện CVĐ gắn với các nhiệm vụ cụ thể trong các chương trình, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; gắn với thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu mỗi cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị tập trung vào các giải pháp cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân và thay đổi diện mạo thôn, làng DTTS theo định hướng xây dựng NTM tích cực, thực chất.

 
 

Tại Ayun Pa, theo Bí thư Thị ủy Trần Quốc Khánh, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và các cơ quan, ban, ngành thị xã thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU gắn với Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị số 03-CT/TU, ngày 29-11-2021 của Ban Thường vụ Thị ủy về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc thực hiện CVĐ. Xác định trọng tâm và lộ trình thực hiện CVĐ để phối hợp chỉ đạo một cách cụ thể, thiết thực. Quan tâm phân bổ ngân sách đầu tư, có kế hoạch lồng ghép các chương trình mục tiêu, tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả các mô hình giảm nghèo trong đồng bào DTTS. Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân...

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tin tưởng rằng Chỉ thị số 08-CT/TU sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nếp nghĩ, cách làm, hướng đến mục tiêu thoát nghèo bền vững trong đồng bào DTTS.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.