Emagazine

Ấm no nhờ đổi nếp nghĩ, thay cách làm-Kỳ 3: Mạnh dạn bước ra khỏi "vùng an toàn"

E-magazine Ấm no nhờ đổi nếp nghĩ, thay cách làm-Kỳ 3: Mạnh dạn bước ra khỏi "vùng an toàn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để nắm bắt tình hình cũng như đánh giá kết quả sau 10 năm triển khai thực hiện CVĐ, năm 2021, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiến hành điều tra dư luận xã hội trong 1.000 cán bộ cơ sở và hộ DTTS tại 17/17 huyện, thị xã, thành phố. Kết quả cho thấy, CVĐ đã tạo những chuyển biến tích cực trên 10 nội dung thay đổi “nếp nghĩ” và 10 nội dung thay đổi “cách làm”. Cụ thể, 673/1.000 người đã trả lời “Đồng bào DTTS biết học tập để nâng cao hiểu biết, đưa con em đúng độ tuổi đến trường”; 646/1.000 người trả lời “Đồng bào DTTS biết sử dụng hiệu quả vốn vay ngân hàng để đầu tư sản xuất; không vay nặng lãi dưới mọi hình thức trái với quy định của pháp luật”; 663/1.000 người trả lời “Đồng bào DTTS xóa bỏ các tập tục lạc hậu; không thách cưới, không tổ chức ma chay, cưới hỏi dài ngày; không uống nhiều rượu, bia”…

Trở thành công nhân khai thác mủ cao su của Nông trường Đoàn Kết (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông), cuộc sống gia đình anh Kpuih Kong (làng Klũh Klăh, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông) đã bước sang trang mới. “Lương công nhân của mình khoảng 6 triệu đồng/tháng. Mình có bảo hiểm y tế để khám-chữa bệnh khi đau ốm. Mình tham gia các hoạt động do Nông trường, Công ty tổ chức, được giao lưu, học hỏi những người xung quanh nhiều cách làm hay để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày”-anh Kong chia sẻ.

Cũng như nhiều thanh niên trong làng, anh Kong từng sợ... vào làm công nhân. Cho đến một ngày, anh bị ốm phải nhập viện và tiền viện phí vượt khả năng của gia đình; trong khi người làng làm công nhân đau ốm có bảo hiểm y tế chi trả. Vì vậy, ngay sau khi xuất viện, anh đã quyết định nộp hồ sơ xin vào làm công nhân. “Mình còn học hỏi anh em trong Đội sản xuất tái canh 7 sào cà phê già cỗi, chuyển đổi 3 sào sang trồng 100 trụ hồ tiêu và chanh dây. Còn 1 sào đất vườn, mình cải tạo để trồng cỏ nuôi 9 con bò, 12 con dê”-anh Kong kể.

Thoát khỏi “vùng an toàn” để tham gia các lớp học nghề và “sống khỏe” từ nghề cũng được xem là sự bứt phá ngoạn mục trong chuyển biến về nhận thức của thanh niên DTTS. Nổi tiếng trong vùng nhờ thạo nghề và uy tín, trách nhiệm với công việc nên nhóm thợ xây của anh Bôk (làng O Deh, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa) luôn làm không hết việc. Nhiều năm trước, anh Bôk đăng ký học lớp sơ cấp nghề thợ nề, rồi xin theo các nhóm thợ làm công trình. Ban đầu, anh làm phụ hồ, rồi thợ phụ, sau thì lên thợ chính. “Hiện nhóm thợ của mình có 7 người, nhận xây các công trình ở làng, xã và vùng lân cận. Tiền công của thợ chính từ 300 đến 350 ngàn đồng/ngày; thợ phụ khoảng 250 ngàn đồng/ngày. Nhiều người rời làng đi làm công nhân ở các tỉnh phía Nam lương cũng chỉ 8-10 triệu đồng/tháng; mình làm gần nhà, thu nhập như thế này là cao rồi”-anh Bôk cho hay.

Còn với ông Nay Leo (buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa), sau 3 năm ngồi tù vì nhẹ dạ, cả tin nghe theo lời kẻ xấu chống phá chính quyền, ông quyết tâm làm lại từ đầu. Ông chủ động tham gia các hội thảo, tập huấn trồng trọt, chăn nuôi để áp dụng vào điều kiện sản xuất của gia đình. Nhờ vậy, 5 ha điều của gia đình phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng khá. “Thấy mình trồng điều có làm cỏ, bón phân, phun thuốc và đạt năng suất cao, bà con tìm đến học hỏi rồi làm theo. Mình dự định mua máy phun thuốc không người lái để chăm sóc vườn điều, giảm thời gian, chi phí thuê nhân công”-ông Leo cho biết.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, CVĐ đã giúp cho gần 30 ngàn hộ nghèo DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên trong cuộc sống.

Nhắc đến các con, ánh mắt ông Ksor Thul (buôn Nu, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) không giấu được niềm vui và tự hào. 5/6 người con của vợ chồng ông đã tốt nghiệp đại học, có bằng cử nhân, kỹ sư.

Tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn, chị Nay H’Bluy-con gái thứ 3 của ông Thul hiện là giáo viên Trường Tiểu học xã Chư Rcăm (huyện Krông Pa). Chị trải lòng: “Tôi may mắn vì có ba mẹ, các anh luôn bên cạnh động viên, định hướng học hành. Biết tôi yêu nghề giáo, ba mẹ và các anh không ngại giúp tôi hiện thực hóa ước mơ. Mẹ mới mất, chỉ còn ba đã lớn tuổi nên tôi xin dạy ở gần nhà để tiện việc chăm sóc, đỡ đần”.

Cách nhà ông Thul không xa là gia đình bà Nay H’Bluin. Bà cũng có 3 cô con gái hiện đều có nghề nghiệp ổn định, là giáo viên, bác sĩ, viên chức. Vợ chồng bà đã vượt qua rất nhiều định kiến để cho các con theo đuổi cái chữ.

Hiện nay, nhiều thanh niên DTTS đã dám nghĩ khác, làm khác. Họ biết khai thác những giá trị văn hóa từ làng để tạo việc làm, thu nhập cho bản thân và những người xung quanh. Năm 2018, chàng trai Rcom Dam Mơ Ai (33 tuổi, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) đã lập Fanpage có tên “Jrai Food”. Những bài viết, hình ảnh về các món ăn như: lá mì xào, cà đắng, cà xóc, muối cá khô, lòng đắng, dế cơm cuốn lá lốt, thịt nhái xào lá giang... sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm từ cộng đồng. Hiện Fanpage “Jrai Food” của anh Mơ Ai có gần 3.000 lượt theo dõi cùng với lượng tương tác khá lớn. Thông qua Fanpage, anh Mơ Ai đã quảng bá, tiêu thụ nhiều mặt hàng đặc trưng của địa phương như: muối é, muối cỏ thơm, muối kiến, thịt bò một nắng, rượu cần.

Không qua trường lớp đào tạo song những chàng trai ở làng Vel (xã Ia Ko, huyện Chư Sê) đã khiến nhiều người thán phục vì kênh YouTube “Đur Siu Official 81” nhận nút vàng trong năm 2021. Những clip về âm nhạc với giọng ca đầy nội lực và khả năng chơi thuần thục nhiều nhạc cụ của các chàng trai Jrai sau khi đăng tải đã thu hút đông đảo lượt xem. Nhóm của Siu Đur còn làm nhiều clip về ẩm thực, tiểu phẩm hài liên quan đến đời sống hàng ngày của người Jrai. Số tiền thu được từ làm YouTube, các thành viên chia nhau để phụ giúp gia đình và tiếp tục đầu tư những video tiếp theo.

Du khách khi đến huyện Kbang đều muốn một lần ghé homestay của anh Đinh Văn Ngưi (làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng). Homestay của anh hoạt động năm 2018 trên diện tích gần 1 ha gồm: nhà sàn lưu trú, nhà sàn ẩm thực, hồ sen, ao cá... Anh còn bố trí điểm trưng bày các sản phẩm nhạc cụ, thổ cẩm đặc trưng của người Bahnar. Từ đầu năm đến nay, homestay đón hơn 2.000 lượt khách và hàng trăm khách theo tour trekking rừng. Tùy theo lượng khách, homestay tạo việc làm cho 10-20 người dân trong làng, tiền công 200-400 ngàn đồng/ngày. Người dân trong làng có cơ hội giao lưu, học hỏi, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.
Khởi nghiệp từ “tài nguyên” bản địa

E-magazineKhởi nghiệp từ “tài nguyên” bản địa

(GLO)- Bằng tình yêu văn hóa truyền thống, chị Rơ Mah H’Dịu-Bí thư Đoàn xã Ia Kriêng (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) và chị Trịnh Thị Phượng-giảng viên Trường Cao đẳng Gia Lai đã có những dự án khởi nghiệp từ chính sản phẩm đặc trưng của quê hương.

Trăm năm cõi chè

E-magazineTrăm năm cõi chè

(GLO)- Hàng thông trăm tuổi và Biển Hồ chè xanh bạt ngàn từ lâu đã trở nên nổi tiếng và quen thuộc, thu hút bao du khách gần xa đến tham quan, chiêm ngưỡng. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội đi một chặng đường dài để trải nghiệm hương vị cuộc sống ở cõi chè trăm năm này.

Mùa đót nở hoa

E-magazineMùa đót nở hoa

(GLO)-

Hàng năm, cứ đến độ xuân về, dọc khắp các con dốc, ven suối hay ở những triền đồi tại xã Hà Đông (huyện Đak Đoa), cây đót bắt đầu bung hoa.

Gặp kỷ lục gia Lê Mạnh Đông

E-magazineGặp kỷ lục gia Lê Mạnh Đông

(GLO)-Từng phải bỏ học giữa chừng vì trí nhớ không tốt, thế nhưng mới đây, anh Lê Mạnh Đông (tổ 4, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã trở thành kỷ lục gia Việt Nam khi ghi nhớ chính xác 500 số ngẫu nhiên trong thời gian ngắn nhất.