Emagazine

Ấm no nhờ đổi nếp nghĩ, thay cách làm-Kỳ 1: "Sức ì" cố hữu

E-magazine Ấm no nhờ đổi nếp nghĩ, thay cách làm-Kỳ 1: "Sức ì" cố hữu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngại thay đổi, chậm tiếp nhận cái mới, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước... là những rào cản khiến cuộc sống của đại bộ phận người dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh quẩn quanh với cái nghèo. Với quyết tâm “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm” theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, CVĐ đã huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Mở tờ giấy ghi nợ cũ kỹ, ông Siu Plô (làng A Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) cẩn thận đếm tên từng hộ vẫn chưa được gạch tên trên đó. Quay sang chúng tôi, ông bảo: “Mình còn phải trả nợ cho 18 nhà nữa”.

Là ông đang nhắc đến số nợ ma chay của 11 năm trước. Theo tục lệ, đám tang của người Jrai trước đây thường kéo dài 2-3 ngày tại gia đình, đó là chưa kể khoảng 3-4 ngày cúng tiễn tại khu nhà mồ. Trong suốt thời gian này, anh em, họ hàng cùng bà con dân làng đều tập trung đến nhà gia chủ để tiễn biệt người chết.

Tùy vào mức độ thân-sơ, song lễ vật được bà con mang đến chia buồn cùng gia chủ thường là bò, heo. Ngoại trừ 1 con bò của gia chủ, 40 con bò, heo khác cũng đã được xẻ thịt để mọi người đến dự đám ăn uống và chia cho mỗi người một miếng nhỏ mang về. Vì tục lệ này mà sau đám tang, gia đình ông Plô nợ người làng tổng cộng 40 con heo, bò. “Lúc người thân mình mất, họ đem tới con heo, con bò. Sau này, khi người thân của họ qua đời, mình cũng mang heo, bò có trọng lượng tương đương đến trả. Đời mình trả chưa xong thì con mình, cháu mình phải trả. Có năm, trong làng vài đám chết, mình phải đi mượn tiền mua heo, bò rồi đi làm thuê hoặc chờ đến vụ thu hoạch cà phê bán đi trả lại”-ông Plô chia sẻ.

Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Mơ Nông Rơ Mah Huyp, người Jrai quan niệm, số lượng bò, heo được giết mổ càng nhiều thì càng khẳng định, người còn sống đang vô cùng tiếc thương, nhớ nhung người đã mất. Vì thế, hộ nghèo càng nghèo thêm; nhiều hộ rơi vào nợ nần, kiệt quệ.

Nhìn vườn cà phê sau nhà xanh tốt, trĩu quả, ánh mắt bà Ayé (làng Đak Mong, xã Đak Krong, huyện Đak Đoa) đầy tiếc nuối. 11 năm trước, bà quyết định cho thuê 5 sào đất trống trong thời gian 30 năm với giá 30 triệu đồng. Dùng hết số tiền vào việc sửa nhà, mua sắm vật dụng, bà mưu sinh bằng việc làm thuê, làm mướn. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng khó khăn khi bà tuổi cao, sức yếu, con gái út mắc bệnh hiểm nghèo qua đời, con rể bỏ đi lấy vợ khác để lại cho bà đứa cháu ngoại 3 tuổi. 

Trường hợp gia đình anh Rah Lan Cháo (làng Tào Roòng, xã Ia Pal, huyện Chư Sê) bị cái nghèo đeo bám mãi lại xuất phát từ nguồn cơn khác. Với suy nghĩ “đông con thì đông của”, vợ chồng anh sinh tới 6 người con. Ngoài 30 tuổi, anh chị đã lên chức ông bà ngoại. Chỉ vào 2 đứa nhỏ đang chập chững bước đi, anh Cháo ngượng ngùng giải thích: “Một là con, đứa kia là cháu ngoại. Chúng bằng tuổi nhau”. Khi được hỏi về việc có tiếp tục sinh con, anh Cháo lắc đầu: “Không dám nữa đâu! Đứa út rồi”. Ngoài chuyện xấu hổ với con cái và dân làng, vợ chồng anh cũng thấm thía cảnh nghèo do đông con, sinh dày. “Nhà mình đang ở do Nhà nước xây cho bây giờ cũng xuống cấp rồi mà không có tiền sửa chữa”-anh Cháo rầu rĩ.

Bên cạnh yếu tố chủ quan thì không thể không nhắc đến nguyên nhân khách quan khiến cuộc sống của người dân vùng DTTS gặp khó khăn. Đó là xuất phát điểm thấp, thời tiết diễn biến thất thường, giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực bấp bênh; các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc... Theo đó, một bộ phận người dân chưa thật yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Đến cuối năm 2011, toàn tỉnh còn 79.417 hộ nghèo và 17.038 hộ cận nghèo, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 80%.

Nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác giảm nghèo của tỉnh, nhất là giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng và phát động tuyên truyền để người dân hiểu cần thay đổi những gì, vì sao phải thay đổi, thay đổi như thế nào để vươn lên gầy dựng cuộc sống.

Tuy nhiên, “nếp nghĩ, cách làm” cũ đã ăn sâu trong tiềm thức của phần đông người dân nên việc thay đổi là điều không dễ. Theo đó, MTTQ và tổ chức chính trị-xã hội các cấp đã xây dựng lộ trình cụ thể, tranh thủ vai trò, trách nhiệm, uy tín của hơn 2.000 cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng (gồm: già làng, trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng các chi hội, đoàn thể, trưởng dòng họ...) để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.

Là một trong số ít người rời làng tham gia quân ngũ, cầm súng đánh đuổi FULRO; sau này thì đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng tại xã nên ông luôn đau đáu về những khó khăn của bà con. 1-2 ngày còn khó làm thay đổi suy nghĩ dù chỉ của một người, huống chi đây là của cả cộng đồng. Khi CVĐ phát động, tỉnh, huyện vào cuộc, ông quyết tâm xắn tay vào làm. “Mưa dầm thấm lâu”, lấy những chuyển biến của mỗi người, dù rất nhỏ để động viên, khích lệ, dần dà, bà con trong buôn đã biết đâu là hủ tục cần xóa bỏ, biết “tích cốc phòng cơ”, mạnh dạn tiếp cận vốn vay, vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Buôn Toát cũng trở thành buôn điểm về xây dựng nông thôn mới của xã và của huyện Krông Pa. “Người dân trong buôn đã học cách trồng, chăm sóc cây điều mang lại năng suất cao. Cả buôn hiện có hơn 400 ha điều đang cho thu hoạch ổn định. Khi trồng cây mì, bà con cũng cố gắng thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng vụ, tránh sâu bệnh, đỡ tốn công chăm sóc lại thu được nhiều hơn; đồng thời dùng máy bơm nước xây dựng cánh đồng lúa hơn 10 ha để đảm bảo lương thực”-ông Dơn thông tin.

Trong sự đổi thay của làng Jrăng Krái (xã Ia Khai, huyện Ia Grai) có sự đóng góp rất lớn của già làng Rơ Lan Kai. Với mong muốn giúp người dân thay đổi thói quen chăn nuôi gia súc thả rông, nhốt dưới gầm nhà sàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ông Kai đến từng nhà dân để tuyên truyền, vận động. Gặp ai, ông cũng nói, nói đến khi bà con hiểu, ghi nhớ và làm theo mới thôi. Không những thế, bản thân ông luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào, từ xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh, làm hàng rào, hiến đất làm đường... “Làng Jrăng Krái giờ đã khác xưa rồi, người dân hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường và chung sức, đồng lòng xây dựng các công trình chung, như: hệ thống điện chiếu sáng các tuyến đường, nhà văn hóa, nhà rông”-ông Kai phấn khởi nói.

Trước “sức ì” của những hủ tục, lệ tục thì việc lựa chọn người trẻ năng nổ, nhiệt tình cho hành trình thay đổi là cách mà các tổ chức Đoàn, Hội thực hiện. Là địa phương có hơn 90% đồng bào DTTS sinh sống, Đoàn xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) đã tổ chức nhiều hoạt động “tuyên truyền nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa mới” cho đoàn viên, thanh niên; tổ chức các hoạt động tình nguyện, hướng dẫn các hộ thanh niên DTTS rào vườn, làm chuồng bảo vệ vật nuôi… Trong các buổi tuyên truyền, Đoàn xã đều mời cán bộ tư pháp, Công an xã cùng tham gia phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân; nói rõ những hệ lụy của một số hủ tục không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe, thậm chí còn vi phạm pháp luật. Anh Đinh Văn Niên-Bí thư Đoàn xã Yang Bắc-cho hay: “Đoàn xã khuyến khích đoàn viên, thanh niên, người dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa song phải bài trừ những tập tục không còn phù hợp; hướng dẫn đoàn viên, thanh niên ký cam kết, vận động người thân trong gia đình không tổ chức việc cưới, việc tang kéo dài, không tụ tập và không lôi kéo người khác uống rượu... Nhờ thế, Người dân đã có nhiều thay đổi tích cực trong nhận thức, việc làm”.


Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.