Emagazine

Trào lưu chơi xe đạp thể thao: Đam mê không giới hạn

E-magazine Trào lưu chơi xe đạp thể thao: Đam mê không giới hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News


Trào lưu chơi xe đạp thể thao xuất hiện ở phố núi Pleiku từ hơn 10 năm trước. Bắt đầu “châm ngòi” từ một nhóm nhỏ 5-6 người rồi bền bỉ lan tỏa, kết nối niềm đam mê xe đạp thể thao cho đến hôm nay, trở thành một phong trào thể thao vừa mang tính phổ thông, vừa thời thượng, bắt kịp xu thế phát triển bộ môn này. Điều căn bản để nhập môn là người chơi phải sắm một chiếc xe phù hợp với thể trạng, nhu cầu tập luyện và khả năng tài chính. Sau một thời gian tập luyện và đam mê thì người chơi sẽ bắt đầu sưu tập đủ các dòng xe phù hợp di chuyển theo từng địa hình hoặc đầu tư, nâng cấp đời xe lên các phân khúc cao hơn để gia tăng sự trải nghiệm. Đương nhiên, tùy theo thương hiệu, phân khúc, cấu hình và độ chịu chơi mà mức giá 1 chiếc xe đạp thể thao dao động từ vài triệu đồng cho đến vài chục triệu đồng, thậm chí là vài trăm triệu đồng.

Mặc dù mới gia nhập bộ môn xe đạp thể thao nhưng ông Phạm Văn Mỹ (39 Bùi Hữu Nghĩa, TP. Pleiku) không ngại xuống tiền đầu tư 3 chiếc xe của các thương hiệu đình đám là Bianchi, Cervelo, Trek. Chia sẻ về nguyên nhân đầu tư “chiến mã”, ông Mỹ bộc bạch: “Phải tự tạo đam mê cho chính mình thì mới theo đuổi bộ môn này lâu dài được. Do đó, khi lựa chọn xe, tôi đã mua luôn một cặp Bianchi và Cervelo dù giá bán không hề rẻ. Càng tập luyện xe đạp thể thao, tôi càng thấy đam mê bởi nó giúp giải phóng những năng lượng tiêu cực, sức khỏe ngày một cải thiện và hơn hết là thiết lập được thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện lành mạnh”.
 

Đối với những người đam mê xe đạp thể thao, đầu tư cho chiếc xe chính là đầu tư cho bản thân, hỗ trợ hiệu quả về mặt kỹ thuật trên các cung đường, chuyến đi. Với kinh nghiệm dày dạn từng trải qua nhiều dòng xe, đời xe đạp thể thao cao cấp, ông Hồ Văn Sơn (435 Hùng Vương, TP. Pleiku) phân tích: “Bên cạnh những chiếc xe lắp ráp sẵn thì một số người có xu hướng chơi xe lắp ráp mang tính cá nhân cao. Để có được một chiếc xe ưng ý, trước tiên phải lựa chọn khung sườn phù hợp với chiều cao bản thân. Sau đó, mua các phụ kiện như: bánh, xe, tay lắc, đùi đĩa, xích líp... mọi thứ nên đồng bộ tương thích để xe chuyển động hoàn hảo nhất. Đơn cử như xe của một người chơi cách đây 5 năm, riêng khung sườn thương hiệu Pinarello có chứng nhận UCI, bộ group chuyển động dòng cao cấp Durance, bánh xe Ene, yên xe Selle... khi ráp xong giá thành đã hơn 170 triệu đồng”.
 

Cũng theo ông Sơn, việc sở hữu những chiếc xe giá trị không những mang lại động lực và sự trân trọng dành cho bản thân mà còn giúp người chơi vượt qua chính mình trên những cung đường đầy thử thách một cách ngoạn mục hơn. “Cách đây không lâu, tôi đã cùng “chiến mã” MTB Gamp chinh phục điểm cao lịch sử 1.049 Delta Sa Thầy (tỉnh Kon Tum). Để đến được điểm cao này, tôi phải vượt qua chặng đường dài, địa hình dốc đứng và thời tiết rất nắng nóng. Tuy nhiên, chiếc MTB Gamp có dàn phuộc trước và group chuyển động cấu hình mạnh đã giúp tôi chinh phục những đoạn đường dốc đứng tới 17 độ”-ông Sơn kể thêm.
 

Vừa trở về sau chuyến đi tour “Đạp xe khám phá và du lịch Đông Hà-Vientiane-Luang Prabang”, ông Đỗ Cao Nguyên vẫn vẹn nguyên cảm xúc: “Sau hơn 2 năm dịch Covid-19, đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của tôi. Chuyến đi này do Câu lạc bộ “Đường 9 Khe Sanh-Quảng Trị” tổ chức với sự tham gia của 29 thành viên đến từ các tỉnh, thành. 4 ngày đạp xe trên đất Lào với chiều dài 800 km, tôi đã trải qua những cung bậc cảm xúc tuyệt vời khi hòa mình cùng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, đón nhận tình cảm nồng hậu của 7 câu lạc bộ xe đạp Lào. Đi và trải nghiệm, tôi thấy rằng niềm đam mê xe đạp thể thao là không biên giới. Anh em xe đạp Việt Nam và Lào thực sự kết nối đoàn kết với nhau”.

Còn với bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ (39 Lê Hồng Phong, TP. Pleiku), dịch chuyển là dịp để kết nối và truyền lửa đam mê cho mọi người, thông qua đó quảng bá hình ảnh xe đạp thể thao Gia Lai. Nói về tình yêu dành cho xe đạp thể thao và những chuyến đi, bà Lệ chân tình cho biết: “Tôi đã gắn bó với bộ môn này từ năm 2012 đến nay. Xe đạp thể thao đã giúp tôi rèn luyện sức mạnh tinh thần lẫn thể chất. Nhờ tập luyện và gắn bó với bộ môn này, tôi đã có thêm ý chí vượt qua chính mình chiến đấu với căn bệnh ung thư. Bản thân tôi đã đạp xe giao lưu đến 63 tỉnh, thành của Việt Nam và các quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar. Ở mỗi nơi tôi đến đều cảm nhận được niềm vui, tình bằng hữu chân thành giữa những người có niềm đam mê với xe đạp. Đồng thời, tôi có dịp chinh phục những cung đường, điểm đến và thưởng thức phong cảnh đẹp ở nhiều vùng đất khác nhau”.
 



Trong khi đó, đối với ông Hồ Văn Sơn, mỗi chuyến đi là dịp để vượt lên chính mình. Ông chia sẻ: “Sau thời gian gián đoạn vì dịch bệnh, vừa qua, tôi và một số anh em Gia Lai đã tham gia giải phượt xe đạp Quy Nhơn-Tuy Hòa và Tuy Hòa-Quy Nhơn với tổng chặng đường 200 km/ngày. Đây là giải phượt thử thách độ bền sức khỏe của anh em xe đạp đường trường. Ngay sau khi kết thúc giải, chúng tôi lại tiếp tục đạp xe giao lưu với anh em xe đạp Ninh Thuận. Các chuyến đi này thực sự gắn kết tình cảm giữa những người có chung niềm đam mê”.

Xuyên suốt nhiều năm qua, kể từ khi phong trào xe đạp thể thao khởi phát, đến nay đã lan tỏa mạnh mẽ tại TP. Pleiku với Câu lạc bộ “Xe đạp Gia Lai” và 6 nhóm xe đạp; thị xã Ayun Pa và thị xã An Khê đều có 1 câu lạc bộ xe đạp. Ngoài các câu lạc bộ, nhóm sở thích thì phong trào tập luyện xe đạp thể thao còn lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, trong các gia đình có niềm đam mê bộ môn này. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Công Sự-Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Xe đạp Gia Lai”-cho biết: “Câu lạc bộ hiện có 50 thành viên, trong đó có 30 người hoạt động thường xuyên. Ngoài Câu lạc bộ “Xe đạp Gia Lai” thì hiện có một số câu lạc bộ, nhóm sở thích. Sự phát triển của nhiều hội nhóm cho thấy môn này thu hút được nhiều đối tượng, thành phần, giới tính, độ tuổi góp phần đưa trào lưu xe đạp thể thao mang tính cộng đồng rộng rãi hơn. Bản thân từng thành viên Câu lạc bộ “Xe đạp Gia Lai” đều nhận thấy những lợi ích về sức khỏe, tinh thần mà bộ môn này mang lại. Do đó, thời gian tới, chúng tôi mong muốn tổ chức một lớp tập huấn kỹ thuật cho tất cả thành viên và những người yêu mến môn thể thao này”.
 

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.