Emagazine

Xây dựng nông thôn mới: Kết quả quan trọng, tiền đề vững chắc

E-magazine Xây dựng nông thôn mới: Kết quả quan trọng, tiền đề vững chắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, thị xã Ayun Pa có điểm xuất phát khá thấp, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao… Song nhờ phát huy tốt các nguồn lực từ trung ương và địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng chung sức của các tầng lớp nhân dân, thị xã đã triển khai đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Nhờ đó, diện mạo đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm. Tính đến cuối năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt 45,19 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,49%.

Về xã Ia Rbol hôm nay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự khởi sắc của địa phương. Có thể nhận thấy, chương trình xây dựng NTM đã giúp buôn làng thay da đổi thịt với những ngôi nhà khang trang, điện-đường-trường-trạm được kiên cố hóa. Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Nay Bim-người uy tín buôn Sar-cho biết: Hưởng ứng phong trào chung sức xây dựng NTM, năm 2015, ông quyết định hiến 500 m2 đất để xây dựng trường học. Nhờ đó, trẻ em trong buôn có điều kiện đến trường, hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng.

Triển khai Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020, thị xã An Khê đã huy động hơn 261 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp hơn 22,5 tỷ đồng để nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa gần 20 km đường trục xã, liên xã; hơn 23 km đường trục thôn, xóm; hơn 33 km đường ngõ, xóm và gần 94 km đường nội đồng. Đồng thời, thị xã cũng đã triển khai nhiều giải pháp căn cơ, có trọng tâm, trọng điểm như: hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn ưu đãi; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… Nhờ đó, đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều tại 5 xã giảm còn 1,95%; thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt hơn 43,8 triệu đồng/năm.

Trong 10 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, xã Xuân An (thị xã An Khê) đã đầu tư trên 31,1 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần tạo diện mạo ngày càng khang trang, sạch đẹp. Đầu năm 2018, xã cán đích NTM.

Theo ông Nguyễn Thanh Cung-Trưởng thôn An Xuân 3, nhiều công trình giao thông trên địa bàn xã in đậm dấu ấn của cộng đồng khi người dân sẵn sàng góp kinh phí, công sức xây dựng, từ đó bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc. Người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế cao, thu nhập tăng đáng kể. “Chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi khi thị xã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Chúng tôi tiếp tục tập trung phát triển kinh tế gia đình, góp phần cùng với chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”-ông Cung khẳng định.

Đón nhận thành công bước đầu cũng là lúc các địa phương nhìn nhận, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp căn cơ để huy động nguồn lực thực hiện chương trình NTM nâng cao giai đoạn tiếp theo. Theo Chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa Nguyễn Trường Sơn, vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM thị xã đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Đó là cần tăng cường kiểm tra, giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện và kịp thời đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở. Kế hoạch phải cụ thể, chi tiết, xác định rõ nguồn lực, đảm bảo tính khả thi; phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách là cần thiết”. Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc, thống nhất; chú trọng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng NTM.

“Được công nhận hoàn thành xây dựng NTM là kết quả đáng tự hào mà Đảng bộ, chính quyền và người dân thị xã phấn đấu trong nhiều năm qua. Đây là tiền đề, động lực để thị xã tiếp tục nỗ lực nhằm duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng 19 tiêu chí. Để làm được điều đó, thị xã tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị”-ông Sơn nhấn mạnh. 

Còn Chủ tịch UBND thị xã An Khê Nguyễn Hùng Vỹ thì cho rằng: Để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM phải có quyết tâm chính trị cao, kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của cấp ủy, chính quyền các cấp để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đồng thời, phát huy tối đa các nguồn lực tại chỗ; lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình, dự án; lựa chọn, ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ có tính lan tỏa cao nhằm tạo ra sự chuyển biến trên diện rộng.

Cùng với đó, cần hỗ trợ, tạo mọi điều kiện về cơ chế chính sách để người dân thực sự là chủ thể, phát huy vai trò tích cực của các thôn, làng trong xây dựng NTM. Nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, thực sự quan tâm tới lợi ích thiết thực của người dân trong việc quyết định lựa chọn nội dung, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Mặt khác, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đề ra, điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình.

“Thời gian tới, thị xã An Khê tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM với phương châm “Phát triển kinh tế-xã hội là kết nối giữa đô thị với nông thôn theo hướng hiện đại và giữ vững được truyền thống”. Triển khai Chương trình OCOP gắn với xây dựng NTM và phát triển làng du lịch văn hóa tại các xã: Tú An, Xuân An, Cửu An, Song An. Trong đó, tập trung phát triển các tuyến du lịch liên vùng, từng bước mở rộng, hỗ trợ lẫn nhau trong việc khai thác lợi thế về sản phẩm du lịch của từng địa phương. Tiếp tục xây dựng các làng: Pờ Nang, Nhoi, Hòa Bình (xã Tú An), làng Pốt (xã Song An) đạt chuẩn NTM. Phấn đấu đến năm 2025, thị xã có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao”-ông Vỹ thông tin.

Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh-cho biết: Kết quả trên là rất đáng tự hào. Tuy nhiên, xây dựng NTM là quá trình lâu dài, liên tục, có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Vì vậy, thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục duy trì nâng cao các tiêu chí đã đạt được.

Tỉnh cũng sẽ tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 2 huyện Kbang, Đak Pơ và các địa phương được lựa chọn tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ xây dựng NTM như: phát triển sản phẩm đặc trưng gắn thương hiệu, nhãn hiệu của địa phương; đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa gắn chế biến, bảo quản...

Đặc biệt, chú trọng xây dựng NTM gắn phát triển du lịch nông thôn, từng bước thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển bền vững, nâng cao đời sống người dân. Tỉnh cũng đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ giúp các huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo, xóa nhà dột nát. Qua đó, từng bước đưa chương trình xây dựng NTM thật sự đi vào chiều sâu, tạo động lực phát triển cho vùng nông thôn và người dân được hưởng thụ từ chương trình này.  


Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.