Emagazine

Cơ sở dữ liệu tên đường và công trình công cộng: Thiết thực, ý nghĩa

E-magazine Cơ sở dữ liệu tên đường và công trình công cộng: Thiết thực, ý nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo ông Ngô Tuyến-Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch), sau khi được sự đồng ý của UBND tỉnh, đầu năm 2018, Sở đã bắt tay triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu tên đường và công trình công cộng trên địa bàn. Mục đích của việc làm này nhằm sưu tầm, tập hợp có hệ thống, tương đối đầy đủ và khoa học về tiểu sử của các danh nhân, tướng lĩnh, anh hùng là người Gia Lai hoặc đã cống hiến cho tỉnh nói riêng và dân tộc nói chung; tạo sự thống nhất, khoa học trong công tác đặt và đổi tên đường phố, công trình công cộng trên địa bàn tỉnh; đồng thời, góp phần phục vụ công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.

Để có căn cứ lập ngân hàng tên đường, Sở đã phối hợp với các địa phương thống kê tên đường, công trình công cộng từng nơi. Dựa trên kết quả tổng hợp này và kết quả điều tra, khảo sát, làm việc trực tiếp với 17 huyện, thị xã, thành phố cùng với các tài liệu tham khảo khác để xây dựng dự thảo cơ sở dữ liệu tên đường, có sự phân chia rõ ràng thành các loại và nhóm tên đường theo từng giai đoạn lịch sử. Sau nhiều lần hội thảo, lấy ý kiến và chỉnh sửa, ngân hàng tên đường và công trình công cộng đã hoàn thành để trình UBND tỉnh phê duyệt”-ông Tuyến cho hay.

Tại Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 2-9-2021 của UBND tỉnh, có 381 tên được liệt kê trong ngân hàng dữ liệu, trong đó có 294 nhân vật lịch sử của dân tộc qua các thời kỳ, 26 nhân vật lịch sử của địa phương, 26 địa danh, 8 danh từ tiêu biểu, 25 sự kiện tiêu biểu và 2 tên gọi thuộc bản sắc văn hóa địa phương. Trong số này có nhiều tên gọi mới gắn liền với tỉnh được đưa vào như: Bùi Ngọc Đủ, Rộc Tưng, Gò Đá, Chư Đang Ya, Pơ lang, Kơ nia, Khởi nghĩa Tây Sơn, Chiến thắng Chư Nghé, Chiến thắng Chư Bồ, Chiến thắng Pleime... Trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục hoàn thiện và cho ra mắt trang web cơ sở dữ liệu tên đường và công trình công cộng tỉnh Gia Lai chạy trên tên miền website của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Song song với đó, chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến về giá trị, ý nghĩa của việc ban hành cơ sở dữ liệu; đồng thời, định kỳ 2 năm/lần sẽ tổ chức sưu tầm, lựa chọn tên để bổ sung vào cơ sở dữ liệu này.

Theo yêu cầu của UBND tỉnh, các tổ chức, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao nhiệm vụ quản lý các tuyến đường, công trình công cộng có trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn trong cơ sở dữ liệu đã được UBND tỉnh phê duyệt để tiến hành đặt tên, đổi tên theo trình tự, thủ tục quy định; trong đó nhân vật lịch sử được lựa chọn đặt tên phải xác định đã mất ít nhất 5 năm.

Ông Phạm Thế Tâm-Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku-cho biết: Trên địa bàn thành phố hiện có 239 tuyến đường được đặt tên. Khi tỉnh chưa ban hành cơ sở dữ liệu tên đường, chúng tôi còn vướng trong quá trình lựa chọn tên để đặt, đổi vì có những tên gọi được lựa chọn chưa phù hợp và thiếu cơ sở pháp lý. Hiện một số xã, phường đang có nhu cầu đặt, đổi tên đường với khoảng 20 tuyến. Chúng tôi sẽ phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin gửi cơ sở dữ liệu của tỉnh cho các xã, phường. Tùy theo tình hình thực tế và quy mô của các con đường, họ sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân để chọn ra tên phù hợp; sau đó, gửi đề xuất lên UBND thành phố. Trên cơ sở này, thành phố sẽ tổng hợp và trình hội đồng tư vấn đặt, đổi tên đường của tỉnh xem xét. Chúng tôi sẽ có phương án triển khai cụ thể trong năm 2022. 

Đồng quan điểm, ông Dương Thanh Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê-chia sẻ: Trong ngân hàng tên đường của tỉnh vừa ban hành có một số nhân vật lịch sử và địa danh gắn liền với quê hương An Khê như: Nguyễn Hữu Hảo, Ya Đố, Đống Đa, Rộc Tưng, Gò Đá... Đây sẽ là nguồn thông tin chính thống giúp địa phương dễ dàng lựa chọn trong quá trình đặt tên đường hay công trình công cộng. Trước đây, việc làm này thường mất khá nhiều thời gian từ khâu chọn lọc tên đến việc xây dựng đề án, báo cáo giải trình.


Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.