Emagazine

Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản

E-magazine Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến việc tiêu thụ hoa và rau màu tại các địa phương trong tỉnh. Trước tình hình đó, ngành chuyên môn đã xây dựng kế hoạch kết nối, tiêu thụ nông sản giúp nông dân vượt qua khó khăn và đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm tại chỗ cũng như nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Bà Đỗ Thị Bích Hạnh (tổ 8, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) cho biết: Lo ngại sức mua năm nay giảm nên 4 anh chị em nhà bà chỉ trồng 2.000 chậu cúc. Cách đây 1 tháng, thương lái đến cọc tiền mua hết. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thương lái mới chỉ đến chở chưa đầy 1.000 chậu. “Với số lượng lớn như vậy, nếu đem ra chợ hoa bán lẻ cũng lo nơm nớp không biết bán được không. Còn bán tại vườn thì sẽ không thể tiêu thụ hết được”-bà Hạnh lo lắng.

Còn ông Nguyễn Văn Lộc (tổ 3, phường Thắng Lợi) cho hay: Năm nay, gia đình ông trồng 800 chậu cúc. Khi dịch bùng phát, các thương lái đã bỏ cọc, gây khó khăn trong việc tiêu thụ. Mấy ngày qua, nhờ các hội, đoàn thể phường kêu gọi nên đã bán được 700 chậu. Năm nay, giá bán lẻ bằng bán sỉ nhưng phải giao hoa tận nơi. “Nói là vụ hoa Tết nhưng thực ra nghề trồng cúc phải làm cả năm. 6 tháng đầu năm lo đúc chậu, chặt tre, ủ phân… Đến đầu tháng 7 Âm lịch bắt đầu trồng. Nói chung, một năm làm lụng vất vả chỉ chờ ngày thu hoạch nhưng với tình hình này coi như thất bại”-ông Lộc buồn bã nói.

Không riêng gì hoa cúc chậu mà hoa lay ơn cũng đang trong tình cảnh tương tự. Ông Đoàn Minh Tuấn (làng Bông Bao, xã Chư Á, TP. Pleiku) chia sẻ: “Gia đình tôi đặt rất nhiều hy vọng vào 2 sào hoa lay ơn trong dịp Tết này. Nhưng dịch Covid-19 xuất hiện khiến giá hoa giảm, nguy cơ phá bỏ là rất lớn do không thể tiêu thụ kịp. Với diễn biến dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay, gia đình lỗ vốn là cái chắc”.

Ông Đoàn Khắc Châu-Chủ nhiệm Nông hội rau hoa xã Trà Đa-thông tin: “Nông hội có 45 thành viên và hầu hết đều trồng lay ơn bán Tết. Mọi năm, đến ngày 26 tháng Chạp là các thương lái đến lấy hết hàng. Năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều thương lái không thu mua nên việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Năm nay, toàn xã trồng được 12,26 ha (giảm 4 ha so với năm ngoái) với khoảng hơn 3 triệu cành, nhưng đến nay chưa tiêu thụ được bao nhiêu. Thời điểm trước khi dịch bùng phát, giá hoa ở mức 2.500-3.500 đồng/cành, nhưng bây giờ chỉ còn 1.200-2.000 đồng/cành”.

Theo ông Bùi Hồng Quang-Trưởng phòng Kinh tế TP. Pleiku, toàn thành phố có khoảng 70 ha hoa các loại trồng tại các xã: An Phú, Chư Á, Trà Đa và phường Thắng Lợi. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến giá cả các loại hoa và rau màu; việc tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn.

Những ngày qua, ngành chuyên môn và đại lý thu mua nỗ lực kết nối thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản như: hoa, rau, dưa hấu… giúp người dân vượt qua khó khăn.

Bà Ngô Thị Hải Xuân-Chủ tịch Hội Nông dân phường Thắng Lợi-cho biết: “Các hộ trên địa bàn trồng hơn 9.300 chậu cúc. Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên nhiều thương lái bỏ cọc. Mấy ngày qua, Hội Nông dân phường vận động người dân mua ủng hộ khoảng 2.000 chậu. Thời điểm này, giá hoa đang giảm rất mạnh, giá bán tại vườn chỉ còn 250-350 ngàn đồng/chậu, trong khi các năm trước phải nằm mức 350-500 ngàn đồng/chậu”.

Theo ông Tuấn, mấy ngày qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân ngại đi đến chỗ đông người. Tuy nhiên, 2 ngày nay, tình hình có khả quan hơn. Cùng với sự vào cuộc của ngành chức năng, hiệp hội, đoàn thể thì khả năng các nhà vườn sẽ tiêu thụ hoa đạt khoảng 80%.

Trao đổi với P.V, ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Hiện tại, chuỗi sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm nông-lâm nghiệp và thủy sản đang bị gián đoạn. Nhiều loại nông sản khó khăn trong việc thu hoạch, vận chuyển, phân phối trên thị trường, nhất là hoa và rau màu. Để duy trì tốc độ tăng trưởng trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các địa phương tập trung đảm bảo việc thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ, đặc biệt là trong vùng dịch; tăng cường phòng-chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân, vật tư nông nghiệp sản xuất… Hiện nay, ngành đang rà soát, thống kê từng loại cây trồng, nhất là hoa, rau xanh và dưa hấu để phối hợp cùng Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các siêu thị tìm giải pháp tiêu thụ cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.