Emagazine

Bảo hộ giá trị văn hóa ẩm thực cho phở khô Gia Lai

E-magazine Bảo hộ giá trị văn hóa ẩm thực cho phở khô Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 
 

Phở khô thú vị ở chỗ ăn trong 2 cái tô (1 tô nước, 1 tô phở) và làm từ 3 nguyên liệu chính là sợi phở, nước lèo và thịt (gà, bò). Có lẽ vì vậy mà ngoài hình thức, vị ngon của phở vừa thuần khiết vừa đầy nhớ thương. Phở khô có thể ăn được trong tiết trời lạnh giá, cũng có thể ăn trong những ngày mưa sụt sùi. Đặc biệt, khi phở khô Gia Lai được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận và xác lập theo bộ tiêu chí “Giá trị ẩm thực châu Á” (ngày 1-8-2013 tại Fariadabad, Ấn Độ), thì cảm giác thưởng thức phở 2 tô còn ngon hơn, thú vị hơn gấp bội. Sự công nhận này đã góp phần nâng tầm giá trị ẩm thực cho phở khô Gia Lai trong mắt bạn bè. Người Gia Lai cũng vì thế mà tự hào, trân trọng hơn đặc sản của quê hương.
 

 

Người Phố núi cũng có tình cảm, cảm nhận tương tự như vậy khi nghĩ đến món phở 2 tô. Giá trị vật chất lẫn tinh thần của phở khô Gia Lai xứng đáng được vinh danh, nâng tầm và bảo vệ. Bởi ẩn sâu trong từng món ăn còn là giá trị lịch sử của một vùng đất. Cùng với các món ăn chỉ dẫn về từng vùng địa lý, văn hóa lịch sử như bún Huế, mì Quảng, cao lầu Hội An, chả cá Lã Vọng…, phở 2 tô gắn liền với chỉ dẫn địa lý cao nguyên Gia Lai.
 

 

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực địa phương, UBND TP. Pleiku phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Phở khô Gia Lai” để bảo vệ danh tiếng của ẩm thực địa phương. Theo các chuyên gia du lịch, giá trị ẩm thực của mỗi vùng đất là một trong những yếu tố cốt lõi trong phát triển, quảng bá du lịch.
 

 
 
 
 
 
 
 
 

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.