Merck xin cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc uống điều trị Covid-19 ở Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các dữ liệu mới công bố hồi tuần trước cho thấy thuốc molnupiravir mang lại hiệu quả ngăn chặn 50% nguy cơ tử vong hoặc nhập viện ở nhóm có nguy cơ bệnh nặng cao nhất nếu mắc COVID-19.

Thuốc Molnupiravir do hãng Merck & Co của Mỹ bào chế. Ảnh: AFP/TTXVN
Thuốc Molnupiravir do hãng Merck & Co của Mỹ bào chế. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 11/10, hãng dược phẩm Merck & Co Inc của Mỹ thông báo đã xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc chữa bệnh COVID-19 thể vừa và nhẹ do công ty phát triển tại nước này.
Thuốc điều trị COVID-19, molnupiravir, được Merck và Ridgeback Biotherapeutics phối hợp phát triển. Nếu được giới chức Mỹ cấp phép thì đây sẽ là loại thuốc uống chữa COVID-19 đầu tiên được cấp phép.
Các dữ liệu mới công bố hồi tuần trước cho thấy thuốc molnupiravir mang lại hiệu quả ngăn chặn 50% nguy cơ tử vong hoặc nhập viện ở nhóm có nguy cơ bệnh nặng cao nhất nếu mắc COVID-19.
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị COVID-19 hiện nay gồm remdesivir và dexamethasone của Gilead Sciences Inc chỉ được dùng khi bệnh nhân nhập viện. Việc sử dụng các loại thuốc kháng thể đơn dòng đến nay vẫn còn hạn chế vì khó đưa vào cơ thể bệnh nhân.
Đầu năm nay, hãng Merck thông báo đã ký các thỏa thuận chuyển giao tự nguyện, không độc quyền thuốc này với 5 nhà sản xuất Ấn Độ nhằm tăng cường nguồn cung cho hơn 100 quốc gia thu nhập thấp và trung bình sau phê duyệt. Các công ty sẽ cùng hợp tác, tài trợ, giám sát và theo dõi thử nghiệm lâm sàng tại Ấn Độ.
Khác với phê duyệt chính thức, quyết định chấp thuận khẩn cấp cho phép các nhà sản xuất phân phối sản phẩm dược trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, dựa trên bằng chứng về hiệu quả tốt nhất ở thời điểm đó.
Văn Khoa (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

(GLO)- Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng-chống lao.