G7 áp giá trần dầu Nga và đâu là tác động thực sự?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 2-​12, các quốc gia nhóm G7 và Úc đồng ý mức giá trần 60 đô la Mỹ/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga. Mức giá này có hiệu lực vào ngày 5-12 hoặc sau đó. Các quốc gia cam kết "giám sát chặt chẽ hiệu quả và tác động của giá trần".

EU công bố áp dụng mức trần giá dầu thô của Nga. Ảnh: DW
EU công bố áp dụng mức trần giá dầu thô của Nga. Ảnh: DW

“Chúng tôi đang phân tích tình hình- ông Peskov- người phát ngôn Điện Kremlin nói với các phóng viên. "Chúng tôi đã chuẩn bị một số bước để đối phó. Chúng tôi sẽ không chấp nhận mức trần này và sẽ cung cấp thêm thông tin về các bước cụ thể sau khi xem xét”.

Việc áp đặt giá trần G7 đưa ra nhằm giảm thu nhập của Nga từ việc bán dầu, đồng thời ngăn giá dầu toàn cầu tăng đột biến sau khi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu thô của Nga có hiệu lực vào ngày 5-12.

Giá trần của G7 cho phép các nước không thuộc EU tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển, nhưng cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ khi nó được bán với giá thấp hơn giá trần.

Hiện các công ty vận chuyển và bảo hiểm quan trọng nhất đều có trụ sở tại các nước G7, nên mức trần giá sẽ khiến Mátxcơva khó bán dầu của mình với giá cao hơn.

Tán thành với quan điểm của G7, EU cũng đã thống nhất mức giá trần sau khi được Ba Lan ủng hộ với đề xuất ban đầu là 65-70 đô la Mỹ/thùng. Nhưng vì dầu thô Ural của Nga đã được giao dịch thấp hơn mức này, nên Ba Lan, Lithuania và Estonia muốn đẩy giá xuống thấp hơn (khoảng 30 đô la Mỹ/thùng) để siết thu nhập của Nga. Trước đó, dầu thô Urals của Nga được giao dịch ở mức khoảng 67 đô la Mỹ/thùng.

Nga đã nhiều lần tuyên bố sẽ không bán dầu cho các quốc gia áp giá trần, đồng thời cảnh báo rằng mức trần này sẽ tàn phá thị trường năng lượng và đẩy giá hàng hóa lên cao hơn nữa.

Trên thực tế, EU muốn áp mức giá trần với dầu và khí đốt của Nga, nhưng điều này hầu như không tạo ra sự khác biệt nào. EU muốn trừng phạt Nga, nhưng lại muốn bảo vệ ngành công nghiệp của mình nhiều hơn.

Vì hậu quả của việc Nga từ chối xuất khẩu dầu cho các khách hàng phương Tây muốn sử dụng giới hạn giá sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu.

Nói tóm lại, gần như tất cả các biện pháp trừng phạt được áp đặt trước và sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra chủ yếu mang tính tượng trưng, do tất cả đều thận trọng để tránh các hiệu ứng boomerang (những hậu quả không mong muốn).

Căn nguyên của thất bại trong áp đặt các biện pháp trừng phạt thực sự đối với Nga là do EU gần như hoàn toàn không muốn gây tổn hại cho ngành công nghiệp của mình.

 

T.S (từ tintuc.vn, TPO, NDO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.

Để TP.HCM là nơi đáng sống

Để TP.HCM là nơi đáng sống

Có lẽ không nên ngạc nhiên lắm về thông tin TP.HCM đứng đầu danh sách các địa phương mà người dân cả nước muốn di cư đến, theo Báo cáo 'Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở VN (PAPI): Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, năm 2023' vừa công bố ngày 2.4.