Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giữa lúc nhiều nước trên thế giới đang phải xoay xở, ứng phó với nạn lạm phát tăng cao thì kinh tế Việt Nam vẫn phát triển ổn định, lạm phát được kiềm chế, tăng trưởng 8 tháng qua luôn ở mức khả quan, dự báo sẽ đạt mục tiêu 6,5% trong năm nay. Đó chính là cơ sở để các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế nước ta và kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.

Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, trước thách thức, tác động không nhỏ từ những bất ổn của tình hình chính trị, kinh tế toàn cầu, kinh tế nước ta vẫn luôn giữ được nhịp tăng trưởng tốt dần đều qua từng quý. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á được các định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng năm nay so với đầu năm. Đây là sự ghi nhận có ý nghĩa rất lớn của các đối tác phát triển với Việt Nam, thể hiện niềm tin vào công tác điều hành vĩ mô và triển vọng phát triển của một đất nước đang được cho là sẽ trở thành “trung tâm sản xuất mới của thế giới”.

 Kinh tế Việt Nam vẫn phát triển ổn định, lạm phát được kiềm chế, tăng trưởng 8 tháng qua luôn ở mức khả quan. Ảnh nguồn: kinhtevadubao.vn
Kinh tế Việt Nam vẫn phát triển ổn định, lạm phát được kiềm chế, tăng trưởng 8 tháng qua luôn ở mức khả quan. Ảnh nguồn: kinhtevadubao.vn


Hàng loạt tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ như Intel, Qualcomm… đang đổ vốn vào Việt Nam. Các tập đoàn Samsung, Texas Instruments, SK Hynix, NXP Semiconductors đã xây dựng các trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại nước ta, hình thành một “hệ sinh thái” mới trong lĩnh vực điện, điện tử, công nghệ… Nhiều dự án quy mô lớn mới được cấp chứng nhận đầu tư từ đầu năm tới nay như dự án 1,32 tỷ USD của LEGO tại Bình Dương, 920 triệu USD của Samsung Electro-mechanics tại Thái Nguyên, hay dự án Goertek 306 triệu USD tại Bắc Ninh.

Sự xuất hiện của những tên tuổi lớn đã đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm sản xuất đồ điện tử, thiết bị di động với kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện, đồ điện tử, máy tính chỉ trong quý đầu năm nay đạt trên 27,3 tỷ USD. Năm ngoái, chỉ riêng xuất khẩu điện thoại và linh kiện đã đạt 57,54 tỷ USD. Mấy tháng trước, Hãng tin Sputnik của Nga nhận định rằng, Việt Nam “đang trên đà trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu mới. Con đường này đang được hiện thực hóa”.

Việt Nam đã định vị trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chiếm thị phần đáng kể trong nhiều lĩnh vực như: dệt may, giày dép và điện tử tiêu dùng. Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, các dòng vốn đầu tư có xu hướng rút mạnh khỏi các thị trường mới nổi thì thu hút vốn đầu tư nước ngoài của nước ta 8 tháng qua tuy có sự giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi vốn đăng ký mới bằng 87,7%, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tiếp tục tăng. Bên cạnh tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt tại các thị trường mà Việt Nam ký các hiệp định thương mại tự do thì thị trường trong nước tăng trưởng khá là động lực quan trọng góp phần vào sự phục hồi và tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.

Tại hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì chiều 12-9, đại diện các tổ chức quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của kinh tế Việt Nam; công tác quản lý kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ, việc đảm bảo các cân đối lớn; công tác phòng-chống dịch Covid-19; quá trình thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch...

“Ổn định trong sự bất định; chủ động trong thế bị động; nhất quán trong sự chuyển đổi và xáo trộn”-Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đúc kết như vậy khi nói về phương châm và cũng là giải pháp từ điều hành vĩ mô, tới từng địa phương, doanh nghiệp đã áp dụng để thích ứng linh hoạt qua giai đoạn khó khăn từ dịch Covid-19 và những tác động từ thị trường toàn cầu. Đó là cách để chúng ta tìm ra một công cụ quản lý rủi ro trong suy thoái khủng hoảng nhằm thiết lập một phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế trong điều kiện hội nhập.

Khó khăn, thách thức còn nhiều. Cần biết cách vượt qua thách thức để phát triển bền vững, lâu dài, không chỉ là con số tăng trưởng mà là chất lượng, giá trị gia tăng thu được trong các chuỗi liên kết sản xuất toàn cầu. Chuyển nhanh từ gia công sang thiết kế, sáng tạo là cách để chúng ta thu lợi nhiều hơn trong chuỗi cung ứng. Chỉ khi “tiếng đi liền với miếng” thì trung tâm sản xuất mới của thế giới với giá trị gia tăng cao là Việt Nam mới tránh được bẫy thu nhập trung bình, đạt được các mục tiêu phát triển đầy tham vọng trong vòng 10 hoặc 20 năm tới.

 

ĐÌNH CƯƠNG

 

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).