Một hành vi, ba trân trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước tiên là thử thách với lòng tham - thứ bản năng ghê gớm dễ xui khiến lòng người làm điều tệ hại với người khác để được phần cho mình. Tiền không phải của mình thì dù tiền tỉ hay tiền triệu tiền trăm gì cũng nên tìm cách trả lại cho người sở hữu chúng. Chuyện anh Trần Quốc Toàn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) đột nhiên có đến 2 tỉ “lạc trôi” vào tài khoản mình, đã báo ngay với công an để phối hợp tìm người trả lại tiền là một hành vi đáng trân trọng.

Một là trân trọng nhân cách không tham lam tiền của người khác, chủ động tìm cách trả lại tiền ngay mà không phải do dự gì. Người không có lòng tham thường sẽ không dễ dính bẫy tham lam do kẻ xấu bày ra nhan nhản trên môi trường thông tin điện tử hiện nay. Kẻ lừa đảo bày ra không ít kế lừa nhắm vào người có lòng tham. Nào là lòng tham tiền bạc, kiểu như bày ra trò người này cùng người kia nhặt được vàng ngoài đường, rồi người này đề nghị người kia dùng tiền mặt “thối lại”.

Ông Trần Quốc Toàn  (SN 1976, trú tại phường 2, TP. Bảo Lộc) làm các thủ tục chuyển trả lại số tiền 2 tỷ đồng mà anh Nguyễn Huy Duẩn chuyển nhầm vào tài khoản của mình. Ảnh nguồn baolamdong.vn
Ông Trần Quốc Toàn (SN 1976, trú tại phường 2, TP. Bảo Lộc) làm các thủ tục chuyển trả lại số tiền 2 tỷ đồng mà anh Nguyễn Huy Duẩn chuyển nhầm vào tài khoản của mình. Ảnh nguồn baolamdong.vn


Kết quả là người kia dính cú lừa đau đớn chỉ vì tham vàng mà không biết là vàng đểu. Có khi lòng tham lại xui khiến người ta hoang đường đến mức dễ dàng tin vào chuyện phối hợp với kẻ gửi email lạ để “giải ngân” một khoản thừa kế nào đó từ nước ngoài. Có khi lòng tham đơn giản là cách nghĩ ngốc nghếch “việc nhẹ lương cao”, kiểu chỉ cần bình luận TikTok là sẽ nhận được vài trăm nghìn đồng mỗi ngày. Những chiêu trò lừa đảo đó thường là vô hại đối với người không có lòng tham. Coi như người không có lòng tham đã được bảo vệ trước các chiêu trò lừa đảo.

Điều trân trọng thứ hai là anh Toàn đã chọn cách hành xử phù hợp với khuôn khổ luật pháp hiện hành liên quan đến trường hợp này. Việc giữ và sử dụng một khoản tiền “lạc trôi” nào đó vào tài khoản mà không thuộc sở hữu của bạn đã được pháp luật điều chỉnh cụ thể tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP và Điều 176 bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Công dân trong xã hội hiện đại cần hiểu biết đầy đủ về luật pháp để chọn đúng hành vi trong trường hợp này.

Trong thực tế rối loạn thông tin (information disorder) hiện nay, người tốt còn phải biết thực hành pháp luật nữa. Kẻ lừa đảo giờ còn bày tới kế lừa tinh vi, chủ động chuyển tiền vào tài khoản ai đó giả vờ nhầm rồi sau đó bày trò hù dọa đòi tiền kiểu xã hội đen với mức lãi suất cắt cổ. Biết phối hợp với cơ quan công an, với ngân hàng để làm đúng các trình tự cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình là một điều đáng trân trọng nữa trong câu chuyện anh Toàn trả lại tiền chuyển nhầm.

Theo Huỳnh Văn Thông (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.