Đứng dậy, hãy đem theo rác!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xu hướng gần với thiên nhiên đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình trẻ khi đi du lịch. Trong dịp nghỉ lễ dài ngày, những điểm tham quan nổi tiếng của Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng đón một lượng khách không hề nhỏ. Vui vì ngành dịch vụ du lịch đang hồi sinh sau dịch Covid-19 nhưng vẫn còn đó một câu chuyện buồn. Đó là chuyện xả rác.
 

Nhiều người đã thiếu ý thức để rác vương vãi ngay tại khu vực nơi mình vừa ngồi chơi tại đồi thông Ia Dêr (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Hồng Thương
Nhiều người đã thiếu ý thức để rác vương vãi ngay tại khu vực nơi mình vừa ngồi chơi tại đồi thông Ia Dêr (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Hồng Thương

“Rác” là từ được nhắc nhiều nhất sau khi du khách rời đi khỏi điểm đến. Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 mới đây, phóng viên Hồng Thương Báo Gia Lai đã phản ánh về việc sau khi du khách đến vui chơi tại khu vực đồi thông Ia Dêr (huyện Ia Grai) không quên mang theo rất nhiều nhu yếu phẩm phục vụ cho niềm vui hòa mình vào thiên nhiên, ngắm thông, đốt lửa nấu nước, nướng thịt… và không quên chụp hình sống ảo. Tuy vậy, khi đứng dậy ra về, nhiều người lại quên những thứ họ đem đến. Nói như bạn đọc Nhật Mai thì: “Nhà mình ở trên đó, ngày nghỉ thấy mọi người tập trung đông vui lắm. Nhưng ngày sau thì rác, bì ni lông bay khắp nơi, đầy đồi thông bay xuống khu vực nhà dân, nhìn mà phát bực”.

Không chỉ mỗi khu vực đồi thông mà hầu như khu vui chơi công cộng nào sau những ngày lễ cũng đều ngập rác. Bạn Xuân Nguyên đặt câu hỏi sau khi tận mắt thấy rác vươn vãi khắp nơi: Sau 4 ngày lễ khối lượng rác bãi dê Tiên Sơn (TP. Pleiku) sẽ như thế nào với số lượng người đổ về, 1 ngày có khi hơn 10 ngàn người. Xả rác ở đây rất nguy hiểm vì chỉ cần vài trận mưa là số lượng rác đó trôi ra Biển Hồ, mà Biển Hồ lại cung cấp nước cho toàn TP. Pleiku.

Các địa điểm du lịch đều được các cơ quan chức năng đặt biển với nhiều nội dung như: Giữ gìn vệ sinh chung, Cấm xả rác…, nhiều điểm còn đặt thùng rác ở nơi thuận lợi, dễ thấy. Cùng với đó, các cấp, các ngành và địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chung tay giữ gìn cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Tuy nhiên, việc xả rác nơi công cộng vẫn diễn ra, nhất là vào dịp nghỉ lễ.

Thường các gia đình khi đi tham quan, dã ngoại sẽ có cả người lớn và trẻ nhỏ. Đi học, các bé được thầy cô dạy những bài học để nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Ở trường, các con rất ngoan, vệ sinh đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định. Nhưng rồi, khi cùng cha mẹ, anh chị đi chơi, nhiều bé lại chứng kiến cảnh xả rác bừa bãi, tiện đâu vứt đấy. Không hiểu các bé sẽ nghĩ gì.

Thiết nghĩ,  vui chơi văn minh, là vui chơi cho mình, cho cả cộng đồng. Bởi vậy, khi đứng dậy, chúng ta hãy đem theo rác!

 

MINH THI

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.