Công nhân chống chọi với 'bão giá'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Câu chuyện công nhân, người lao động (NLĐ) chật vật, xoay xở với đồng lương ít ỏi của mình trước 'bão giá' không phải là một vấn đề mới.

3 năm trước, ở nghị trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm rơi nước mắt khi nói về lương, giờ làm thêm của NLĐ. Bà nói rằng, NLĐ không muốn làm thêm nhưng buộc phải làm do tiền lương làm chính không tối thiểu cho họ và gia đình.

Đến nay, ở thời điểm mà dịch Covid-19 tạm lắng xuống, giá xăng, lương thực thực phẩm... “làm mưa làm gió” ngoài thị trường thì lương tối thiểu vùng vẫn hoài giậm chân tại chỗ.

Qua loạt bài phóng sự Kiếm sống vô hình trên Thanh Niên, người viết cảm nhận, đối với nhiều NLĐ sau 2 năm tơi tả vì dịch Covid-19, thì đến nay mọi thứ phải bắt đầu lại từ đầu.

Họ buộc phải dè sẻn tối đa mức chi tiêu. Như một nữ công nhân may tại Q.8, TP.HCM, kể: “Sáng tôi thường chiên cơm cũ của hôm trước ăn rồi đi làm. Buổi trưa công ty lo ăn uống. Nếu tăng ca cũng sẽ được suất cơm chiều. Khuya đi làm về, nếu còn đói quá, tôi sẽ nấu mì tôm ăn cho qua bữa”. Hoặc chuyện một lao động lớn tuổi “khựng lại trước những mặt hàng chênh nhau 5.000 đồng” và “bấm bụng” làm ca đêm chỉ vì lương cao hơn ban ngày 400.000 đồng/tháng.

Thực tế, lương tối thiểu vùng không theo kịp chi phí tiêu dùng. Theo Tổng cục Thống kê, so với năm 2020 thì năm 2021 có chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,84%; lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81... Trong khi đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 không tăng so với năm 2020; thu nhập bình quân tháng của NLĐ trong quý 4/2021 là 5,3 triệu đồng, giảm 624.000 đồng so với cùng kỳ.

Có lẽ vì vậy, công nhân không có lựa chọn khác nào ngoài tăng ca, hoặc làm thêm một công việc khác như: may gia công tại nhà, bán lẻ... để có thêm tiền chi trả, tích lũy. Việc tăng lương tối thiểu vùng là điều không thể chần chừ. Về lâu dài, cần hướng tới “lương đủ sống”, việc làm bền vững, việc làm thỏa đáng... Nó không chỉ hướng tới an sinh bền vững, nâng cao chất lượng sống NLĐ, mà còn là cách tác động hướng tới xây dựng nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế.

 

Theo LÊ TRỌNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.