"Tầng mất tích" và cái lý tiền đâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lao động tự do là những ai? Có bao nhiêu người? Câu trả lời từ PGS.TS Giang Thanh Long, Đại học Kinh tế Quốc dân là “không có dữ liệu, không thể xác định "họ là ai".

 

Cũng là
Cũng là "lao động tự do" nhưng trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ thì kẻ có người không. Ảnh: Minh Hương


Trong bức ảnh này có hai thân phận. Ông N, 58 tuổi, quê Hà Nam, làm nghề xe ôm từ 8 năm nay ở Hà Nội. Và L, quê Hoài Đức, bán đồ ăn vặt cũng ngót 10 năm, cũng trên một con đường của Hà Nội.

Hôm đó Hà Nội lạnh 10 độ. Trong túi ông N có 100 ngàn, còn L, chỉ 60 ngàn. Đó là một ngày công làm việc từ tinh mơ đến tối đêm.

Cả hai nói chưa từng nghỉ một ngày trừ lúc ốm đau và... dịch bệnh, bởi “ráo mồ hôi là hết tiền”.

Cả hai đều có điểm chung, họ là những lao động tự do.

TS Giang Thanh Long, trên báo điện tử Vnexpress gọi nhóm lao động tự do là: tầng "mất tích" trong hệ thống an sinh.

“Họ không thuộc khu vực chính thức, không tham gia bảo hiểm xã hội nên không được hỗ trợ từ gói 38.000 tỉ đồng (từ Quỹ BHXH), cũng lại là nhóm khó nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng” bởi vì không có dữ liệu, không thể xác định "họ là ai"- TS Giang Thanh Long nói trên báo điện tử Vnexpress.

Chính Bộ Lao động cũng từng nhấn mạnh đây là nhóm bị ảnh hưởng sâu và trực tiếp, nhưng cũng khó triển khai hỗ trợ, khó tiếp cận nhất.

Và việc xác minh thông tin nhóm này được coi là một trong những "điểm nghẽn" của các gói hỗ trợ, khi chỉ hỗ trợ được cho khoảng một triệu người với kinh phí hơn 1.000 tỉ đồng.

Nhớ hồi tháng 10 năm ngoái, Quảng Ngãi từng công khai “không hỗ trợ” cho nhóm 137.000 lao động tự do ở địa phương với lý do: Dành kinh phí cho chống dịch.

Quảng Ngãi có cái lý “tiền đâu” không phải không hợp lý. Tính toán của tỉnh là nếu hỗ trợ số lao động tự do này theo đúng nghị quyết 68, họ cần tới 200 tỉ đồng. Nhưng năm 2019, Quảng Ngãi hụt thu 2.681 tỉ đồng, năm 2020 hụt thu 3.157 tỉ đồng. Tóm lại là không có tiền.

Và đến giờ, ngoài Quảng Ngãi danh sách “chưa có số liệu báo cáo hỗ trợ lao động tự do” rất nhiều: Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Tĩnh.

Lao động tự do, hay “tầng mất tích” vốn thuộc nhóm "thấp cổ bé họng" nên sao dám cãi “cái lý tiền đâu”!

Báo cáo vẫn nói khó lập danh sách vì họ di chuyển thường xuyên. Vẫn ví dụ là có trường hợp phải đi 8-9 lần mới gặp được họ để khảo sát.

Vấn đề là các địa phương có thật sự vì dân không mà thôi. Chứ họ là ai, thì đó, rất nhiều, ngay trên vỉa hè.

2022 sẽ tiếp tục có những gói hỗ trợ an sinh. Và có lẽ, nó cần sự nhất quán ngay từ khâu thiết kế chính sách để tránh sự bất bình đẳng người này thì có, kẻ khác lại không!

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tang-mat-tich-va-cai-ly-tien-dau-992115.ldo

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Một quyết định hợp lý

Một quyết định hợp lý

UBND tỉnh Nghệ An vừa thành lập ban chỉ đạo chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng mở rộng QL1A đã thực hiện cách đây hàng chục năm nhưng người dân bị giải tỏa chưa được bồi thường.
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Những ngày qua, không ít người dùng điện thoại di động lại lo lắng mất thời gian khi nghe tin các nhà mạng sắp triển khai chiến dịch rà soát người đứng tên từ 4 SIM trở lên dành cho thiết bị di động, nhằm đảm bảo SIM được sử dụng đúng người đã đăng ký.
Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Sắp tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2024), chúng ta đều cảm nhận được lý tưởng và hoạt động của Đoàn suốt 93 năm qua là nhất quán, với một mục đích Đoàn tập hợp thanh niên là vì dân vì nước.
Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Trước cao điểm mùa nắng nóng năm nay, các trung tâm kiểm soát bệnh tật và bệnh viện ghi nhận nhiều ca mắc bệnh dại nhập viện và tử vong do bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ… cắn, cào. Trong đó, phần lớn là trẻ em.