Tăng lương tối thiểu vùng: Không thể "lỡ hẹn" được nữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi “tất cả đều tăng”, thậm chí giá xăng tăng kỷ lục 7 năm thì suốt 2 năm qua, lương tối thiểu vùng chưa hề được “điều chỉnh”. Đó là “món nợ” phải trả cho người lao động.
Bữa cơm của một nữ công nhân với món duy nhất là rau muống, trong khi đó, lương tối thiểu vùng chưa hề tăng suốt 2 năm qua. Ảnh: Tất Thảo
Bữa cơm của một nữ công nhân với món duy nhất là rau muống, trong khi đó, lương tối thiểu vùng chưa hề tăng suốt 2 năm qua. Ảnh: Tất Thảo
Bắc Ninh có hơn 450.000 người lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Mức thu nhập bình quân theo cung cấp của Sở LĐTBXH là 8,26 triệu đồng/người/tháng.
Một khảo sát tại 16 doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết mức thu nhập bình quân của người lao động trực tiếp là 6,5 triệu đồng/người/tháng.
Và báo cáo của các cấp công đoàn, thu nhập của người lao động trực tiếp chỉ dao động trên 5 triệu đồng/người/tháng.
Con số được đưa ra bởi bà Nguyễn Thị Vân Hà - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh.
Vậy là cùng một phạm trù thu nhập bình quân, có tới 3 con số khác nhau.
Lấy con số bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng, bà Hà khẳng định nó không hề đảm bảo cuộc sống.
Phép tính đơn giản: Tiền thuê trọ ở Bắc Ninh từ 1-1,5 triệu đồng/tháng. Thêm những khoản “buộc phải chi” ở mức “tối thiểu nhất”: Tiền điện, nước, tiền ăn, uống chi phí nuôi con, gửi trẻ… thì 6,5 triệu chỉ đủ cho người lao động trang trải cuộc sống, gần như không có tích luỹ.
Những tính toán này chưa hề tính đến các chi phí đột xuất như đau ốm, bệnh tật.
Bà Hà cho rằng, để đảm bảo cuộc sống cho người lao động thì cần có mức thu nhập tối thiểu từ 6,8-7,8 triệu đồng/người/tháng.  
Lương tối thiểu vùng đã được “giữ nguyên” suốt từ 1.1.2020, tức là 2 năm, 24 tháng qua đã không hề được điều chỉnh.
Dịch bệnh là một cái nguyên do để Bộ LĐTBXH bác bỏ đề xuất điều chỉnh lương của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Nhưng sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại.
Và dù doanh nghiệp còn không ít khó khăn, nhưng người lao động còn khó khăn hơn.
Năm 2020, hơn 32 triệu người, tức là gần 1/3 dân số bị ảnh hưởng thu nhập, việc làm.
Riêng đợt dịch thứ 4 trong năm 2021 đã khiến hơn 1,7 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp 3,98% là mức cao kỷ lục 10 năm. Một thống kê sơ bộ cho biết có tới hơn 2 triệu công nhân chịu ảnh hưởng tiêu cực, từ giãn việc, giảm thu nhập, cho đến mất việc làm.
Trong khi đó, 2021 cũng đã ghi nhận những đợt sốt giá, từ thực phẩm, cho đến rau xanh, và nhất là giá xăng từng đạt kỷ lục 7 năm.
Việc tăng lương tối thiểu vùng, nói như ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là “cấp thiết” và không thể “lỗi hẹn” được nữa.
Bởi không chỉ là bù đắp trượt giá, không chỉ là để người lao động có điều kiện tháo gỡ “khó khăn chồng chất khó khăn” mà còn là trả lại sự công bằng, trả “món nợ” suốt 2 năm qua.
ANH ĐÀO (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tang-luong-toi-thieu-vung-khong-the-lo-hen-duoc-nua-987577.ldo

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.