Nhân tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đợt mưa lũ tháng 11, tỉnh Bình Định có đến 35 điểm sạt lở làm ảnh hưởng giao thông, uy hiếp khu dân cư, khiến người dân bất an.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh vừa qua (từ 10 - 11.12), nhiều đại biểu lo ngại về tình trạng sạt lở núi và đề nghị lãnh đạo tỉnh sớm có giải pháp khắc phục. Có đại biểu chỉ thẳng vấn đề là cần phải xác định bạch đàn, keo có được gọi là rừng hay không vì 2 loại cây này chu kỳ khai thác rất ngắn, thảm thực vật ở dưới không sống nổi, không giữ được nước… Còn Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long “đúc kết”: “Nguyên nhân chính cũng do con người”.

Diện tích rừng tự nhiên ở Bình Định những năm gần đây giảm, ngược lại rừng trồng (chủ yếu là keo, bạch đàn…) tăng. Năm 2020, diện tích rừng tự nhiên ở Bình Định khoảng 215.295 ha, giảm 901 ha so với năm 2019 (năm 2019 giảm 676 ha so với 2018). Trong khi đó, diện tích rừng trồng năm 2020 khoảng 124.871 ha, tăng 5.947 ha so với năm 2019 (năm 2019 lại tăng 2.616 ha so với 2018)…

 

 Sạt lở tại núi Cấm (xã Cát Thành, H.Phù Cát, Bình Định) khiến bùn đất vùi lấp nhà dân. Ảnh: Hoàng Trọng
Sạt lở tại núi Cấm (xã Cát Thành, H.Phù Cát, Bình Định) khiến bùn đất vùi lấp nhà dân. Ảnh: Hoàng Trọng


Ông Phạm Quang Anh, chuyên gia Quy hoạch lãnh thổ và quản lý môi trường (nguyên giảng viên Trường ÐH Khoa học tự nhiên, thuộc Ðại học Quốc gia Hà Nội), phân tích: Rừng tự nhiên có 5 tầng, các lớp cây khác nhau, có thảm mục, hệ rễ sâu… nên giữ được nước, bảo vệ môi trường. Rừng trồng chỉ có tác dụng bằng 1/5 rừng tự nhiên.

Cây keo, bạch đàn đem lại hiệu quả kinh tế do sinh trưởng nhanh, dễ trồng nhưng rễ cạn, hút nước nhiều khiến đất đai rất khô cằn, nhiều loại cây khác không sinh trưởng được. Khi trồng keo, bạch đàn thì người trồng phát dọn các loại cây bụi khác để 2 loại cây này phát triển. Chu kỳ khai rừng trồng nhanh tầm 4 - 8 năm, nhưng mỗi khi khai thác lại cày đất làm đường, thu hoạch xong thì phát đốt nên các loài cây bụi cũng bị triệt tiêu.

Điều này cho thấy để rừng trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tác dụng tiêu cực, cần phải có vai trò định hướng của cơ quan quản lý nhà nước; phải có quy hoạch, phân vùng khu vực trồng keo, bạch đàn... Không nên thả nổi, để người dân trồng tự phát, tràn lan như hiện nay.

 

Theo Hoàng Trọng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).