Mong được… 'rớt chức' !

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong hai tháng 10 và 11.2021, nhiều bệnh viện (BV) dã chiến thu dung điều trị Covid-19 tại TP.HCM được trưng dụng từ những khu nhà tái định cư, ký túc xá đã và sẽ ngừng hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Theo lộ trình, đến ngày 30.11, BV dã chiến số 12 (TP.Thủ Đức, TP.HCM) - nơi tôi trải qua 30 ngày làm tình nguyện viên - sẽ dừng hoạt động. Đầu tháng 11, BV này còn một vài bệnh nhân nên ban giám đốc chỉ duy trì lực lượng thường trực trực chiến. Đa số nhân viên y tế và tình nguyện viên đã rút về sau hơn 100 ngày phục vụ công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.

 

 Ban giám đốc và nhân viên y tế Bệnh viện dã chiến số 12 - Ảnh: NHƯ LỊCH
Ban giám đốc và nhân viên y tế Bệnh viện dã chiến số 12 - Ảnh: NHƯ LỊCH


Nhìn lại hành trình đã qua, bác sĩ (BS) CK2 Phạm Đăng Trọng Tường (Phó giám đốc BV Da liễu TP.HCM, kiêm Giám đốc BV dã chiến số 12) chia sẻ những ngày đầu thật kinh khủng, bệnh nhân trở nặng chuyển viện không được do tuyến trên quá tải trầm trọng. Đến nỗi anh em phải nói với nhau: Ca đó chuyển đi, nhiều khi phải nằm ngoài đường, nhiều khi còn tệ hơn ở đây. Trong khi ở đây lúc đó không có thuốc kháng vi rút, thuốc kháng viêm, thuốc kháng đông, mọi thứ không đầy đủ như bây giờ.

BS CK2 Lưu Ngọc Đông (Phó trưởng phòng Chỉ đạo tuyến BV Da liễu TP.HCM kiêm Phó giám đốc BV dã chiến số 12), tâm sự với tôi rằng tâm lý của anh cũng bị ảnh hưởng, hay giật mình khi nghe điện thoại đổ chuông vào buổi tối, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh cao điểm. BV dã chiến này có mấy trăm nhân viên và lắp ghép đội hình với nhau, quản lý hàng ngàn bệnh nhân, bao nhiêu vấn đề phát sinh và hầu như vấn đề gì ban giám đốc cũng tham gia xử lý, như: thiếu bình ô xy, chuyển viện, cơ sở vật chất xuống cấp, kẹt thang máy, hư vòi nước, huy động xe 0 đồng...

Từ ngày thành lập (19.7) đến ngày 6.11, BV dã chiến số 12 tiếp nhận 13.229 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 12.935 ca khỏi bệnh và xuất viện, 290 ca chuyển viện, 3 ca tử vong, 1 ca đang được điều trị. Dù rất xông xáo, năng động và đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao, những thành viên ban giám đốc BV dã chiến như BS Đông mong từng ngày được… “rớt chức”, bởi điều đó đồng nghĩa với dịch bệnh đã được kiểm soát và giảm xuống nhiều, BV dã chiến được giải thể, mọi người trở về cuộc sống thường nhật.

“Rớt chức” mà vui là có thực!

Theo NHƯ LỊCH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.