Nhà ở cho công nhân - không thể chần chừ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Ngay bây giờ đây, chính người nghèo đang phải nuôi người nghèo. Người dân ở nông thôn đang phải gánh những người không còn gì ở thành phố, nếu không có chính sách tốt, sẽ ảnh hưởng rất lớn thời gian tới”.
Đó là phát biểu của ĐBQH Lương Quốc Đoàn khi đề cập tới câu chuyện lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ở các thành phố đang phải về quê tạo thành một cuộc dịch chuyển, di dân lớn tác động mạnh tới kinh tế - xã hội.
Đại biểu Lương Quốc Đoàn đề nghị phải có chính sách phù hợp đối với lao động chuyển đổi từ nông thôn ra thành thị, làm sao để họ có thể trở thành cư dân ở những KCN mà họ làm việc.
Ai cũng hiểu vấn đề an sinh của đối tượng lao động. Ngoài việc phải đủ ăn, thì phải có cả chỗ ở.
Thế nhưng, báo cáo của Bộ Xây dựng lại cho thấy, hiện đang có 100 dự án đang triển khai với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ, tổng diện tích 6.700.000m2. Song, từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hầu hết các dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân đều bị chậm tiến độ.
Ngoài lý do COVID-19, theo Bộ Xây dựng, cho đến nay, chưa có chính sách riêng cho nhà ở công nhân; chưa thống nhất giữa các pháp luật về quy hoạch bố trí quỹ đất dự án xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp… Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng dành để cấp bù lãi suất cho các chủ đầu tư dự án và các đối tượng được ưu đãi vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội (trong đó có công nhân khu công nghiệp) vẫn còn thiếu.
Ngoài ra, một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; chưa quan tâm cho đầu tư phát triển nhà ở dành cho công nhân khi lập quy hoạch đầu tư xây dựng khu công nghiệp.
Không thể giữ chân người lao động, không thể thu hút lực lượng lao động trở lại thành phố nếu vẫn phải đối mặt với những khu nhà trọ ọp ẹp, nhếch nhác thiếu thốn đủ thứ.
Cũng cần phải nhắc lại, câu chuyện nhà ở cho công nhân là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Tổng LĐLĐVN. Tại phiên họp thứ nhất, Quốc hội XV, đại biểu Nguyễn Đình Khang (Đoàn Ninh Thuận), Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã đề nghị Chính phủ cần xây dựng chính sách đủ mạnh để có thể thu hút các nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, đặt mục tiêu rõ ràng để thực hiện. 
Mới đây, ngày 16.10, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Đoàn Chủ tịch LĐLĐVN, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang tiếp tục kiến nghị với Chính phủ nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân. Theo đó, lãnh đạo Tổng LĐLĐVN đề xuất sửa Luật Nhà ở theo hướng tách đối tượng người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp ra khỏi nhóm đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; bổ sung chương mới về chính sách về nhà ở riêng cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp.
Rõ ràng, nhà ở cho công nhân không phải là chuyện lâu dài mà là việc cần kíp, phải làm ngay. Chìa khoá chính là phải lo cái ăn và chỗ ở cho người lao động, vững tin và yên tâm sản xuất.
HOÀNG LÂM (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nha-o-cho-cong-nhan-khong-the-chan-chu-966568.ldo

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.