Viết tiếp truyền thống nghĩa tình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên 42.000 lượt thích đã được cộng đồng mạng dành cho đoạn clip đăng trên mạng xã hội kể về một chuyện liên quan nam công nhân Trần Trung Hiếu (ngụ quận 8, TP HCM) và nữ điều dưỡng Phạm Thị Thu Uyên.

Chị Uyên là một điều dưỡng ở TP HCM, đã nghỉ việc 3 năm qua, nay tình nguyện quay lại, hằng ngày ở luôn trong các khu cách ly để làm những công việc trực tiếp với F0 theo sự điều phối của Sở Y tế.

Chuyện xảy ra vào chiều tối 18-8, khi chị Uyên được yêu cầu đưa gấp một bệnh nhân sắp sinh (là vợ anh Hiếu), lúc khám ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thì phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 nên chuyển đến nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện Hùng Vương. Lúc vợ vào viện xong, anh Hiếu phải quay về nhà vì còn đứa con nhỏ đang ở phòng trọ một mình, cũng đến giờ ai đi ra đường không có lý do chính đáng sẽ bị phạt.


 

Nữ điều dưỡng Phạm Thị Thu Uyên. Ảnh chụp từ clip
Nữ điều dưỡng Phạm Thị Thu Uyên. Ảnh chụp từ clip



Một tờ giấy xác nhận của bệnh viện với anh Hiếu lúc này là rất cần thiết nhưng nơi đây đang quá tải với việc cấp cứu nên khó để làm được ngay. Đã 22 giờ mà anh Hiếu vẫn chưa biết xử lý cách nào. Trước lo lắng của anh Hiếu, chị Uyên đã dùng điện thoại quay đoạn clip nói về sự việc này để anh Hiếu mang theo, hy vọng lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường có căn cứ để cho anh về nhà mà không xử phạt.

Anh Hiếu đã về được với con. Dọc đường không gặp lực lượng tuần tra nên anh chưa có dịp để đưa clip này ra nhưng xúc động trước tấm lòng của nữ điều dưỡng không quen biết, anh bèn đăng lên mạng xã hội như một lời cảm ơn và để nhớ mãi kỷ niệm này.

Câu chuyện nhỏ từ một sự việc nhất thời nhưng đầy tính nhân văn. Nhiều người nhận xét clip này có thể xem như là một "giấy thông hành thông minh và nhân ái".

Anh Hiếu là công nhân, thất nghiệp 2 tháng qua vì dịch Covid-19, thuộc nhóm "người yếu thế" và chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và càng khó khăn hơn nữa khi vợ vừa sinh con vừa mắc bệnh. Hành động của chị Uyên, tuy không mang lại lợi ích vật chất mà chỉ là sự chia sẻ nhưng điều đó đã giúp vợ chồng anh Hiếu thấy ấm lòng trong lúc neo khó.

Chị Uyên là một trong số rất nhiều cán bộ, nhân viên y tế, dù đã không còn công tác trong ngành nhưng trước sự khó khăn của thành phố, họ sẵn sàng có mặt để cống hiến như một cách làm thiện nguyện, không đòi hỏi quyền lợi gì cho bản thân.

Từ những nơi tuyến đầu cam go nhất của "cuộc chiến sinh tử" với Covid-19 đến những chốt chặn đội mưa nắng trên đường và cả những bếp hồng thiện nguyện đã đỏ lửa suốt nhiều tháng qua ở TP HCM, đều đang có rất nhiều tình nguyện viên như chị Uyên. Đó có thể là những sinh viên, đoàn viên thanh niên; những mẹ, những cô... và bây giờ còn có cả những F0 vừa thoát bàn tay tử thần.

Trước dịch bệnh đáng sợ như Covid-19, thay vì tìm cách chạy trốn hoặc chỉ lo an toàn cho bản thân mình thì vẫn có rất nhiều người sẵn sàng tham gia hỗ trợ các lực lượng chống dịch để đóng góp bằng mọi khả năng, có thể là tiền bạc, công sức hoặc cả sự hiến kế.

Chính họ đang viết tiếp những chương hay nhất của bài ca: TP HCM - Thành phố nghĩa tình.

Theo Lương Duy Cường (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Những ngày qua, không ít người dùng điện thoại di động lại lo lắng mất thời gian khi nghe tin các nhà mạng sắp triển khai chiến dịch rà soát người đứng tên từ 4 SIM trở lên dành cho thiết bị di động, nhằm đảm bảo SIM được sử dụng đúng người đã đăng ký.
Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Sắp tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2024), chúng ta đều cảm nhận được lý tưởng và hoạt động của Đoàn suốt 93 năm qua là nhất quán, với một mục đích Đoàn tập hợp thanh niên là vì dân vì nước.
Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Trước cao điểm mùa nắng nóng năm nay, các trung tâm kiểm soát bệnh tật và bệnh viện ghi nhận nhiều ca mắc bệnh dại nhập viện và tử vong do bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ… cắn, cào. Trong đó, phần lớn là trẻ em.