Tiêm vaccine cho tất cả người dân cũng là cách giữ dân ở yên một chỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

TPHCM đã có một bước tiến mới trong việc tổ chức tiêm vaccine, nhanh hơn, an toàn hơn, người dân hài lòng hơn.

 

 TPHCM tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên đang sống trên địa bàn thành phố. Ảnh: Ngọc Lê
TPHCM tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên đang sống trên địa bàn thành phố. Ảnh: Ngọc Lê


Để dân ở yên một chỗ không chỉ là một mệnh lệnh, mà đi kèm theo là sự chăm sóc. Thủ tướng đã chỉ đạo rõ ràng: "Tổ chức hỗ trợ cung cấp ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc".

Với chỉ đạo này, các địa phương sẽ triển khai các kế hoạch để lo cho dân, nhanh chóng, kịp thời, công bằng và đáp ứng được nhu cầu tối thiểu. Sự phân phối thực phẩm phải phù hợp, cân đối các nguồn từ chính quyền, các tổ chức thiện nguyện, không để khi no dồn, khi đói góp.

Địa phương nào còn có những trường hợp "thiếu ăn thiếu mặc" thì chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.

Nhưng còn một việc quan trọng Thủ tướng yêu cầu: "Tổ chức tiêm vaccine nhanh, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả, không để vaccine hết hạn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vaccine, lợi dụng chức trách để tiêm cho người không đúng đối tượng và các tiêu cực khác trong việc tiêm vaccine".

Được chăm sóc y tế, được tiêm vaccine thì người dân sẽ yên tâm. Trên thực tế, nhiều người rời TPHCM về quê tự phát là do họ sợ dịch bệnh, cho nên nếu được tiêm vaccine thì giải quyết được mối lo đó.

Hiện nay, TPHCM tổ chức 1.200 đội tiêm, đặt mục tiêu phấn đấu mỗi đội tiêm đạt 200 mũi tiêm/ngày. Như vậy, so với kế hoạch trước, thành phố đã tăng thêm 200 đội tiêm. Nếu đặt được theo kế hoạch này, thì trong cuối tháng 8, mục tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 70% dân là có thể đạt được.

Được tiêm vaccine là một việc, được chăm sóc chu đáo và tôn trọng còn làm cho dân có niềm tin hơn.

TPHCM tiêm vaccine cho người già, bệnh, người không thể tự đi đến điểm tiêm; người khó khăn, yếu thế, không yêu cầu có hộ khẩu, tạm trú hay không, dân nào cũng là dân của thành phố nghĩa tình. Trong hai ngày qua, người dân đã nhận được sự chăm sóc rất ân cần của y bác sĩ, của lực lượng phục vụ.

Nếu tiếp tục thực hiện tiêm chủng cho người dân với tốc độ nhanh, an toàn, chu đáo, thì lo gì dân không tin tưởng để "ở yên".

Tin tưởng rằng, sau đợt giãn cách theo Chỉ thị 16 lần này, cùng với triển khai tiêm vaccine cho 70% dân, TPHCM sẽ kiểm soát được dịch, người dân sẽ trở lại với đời sống sinh hoạt, buôn bán, sản xuất bình thường.

Chúng ta cùng "đồng cam cộng khổ", hãy ở yên để phòng chống dịch hiệu quả.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tiem-vaccine-cho-tat-ca-nguoi-dan-cung-la-cach-giu-dan-o-yen-mot-cho-937325.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.