Quyết tâm chống dịch thành công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hôm nay (10-7), TP HCM bước vào ngày thứ 2 thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

"Cuộc chiến" chống dịch Covid-19 chỉ mới thật sự bắt đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Đây là quãng "thời gian vàng" để truy tìm F0, xử lý dịch bệnh và nỗ lực đưa thành phố trở lại trạng thái hoạt động bình thường.


 

Xe đặc chủng thuộc lực lượng hoá học Quân khu 7 kết hợp với Bộ Tư lệnh TP HCM phun thuốc khử khuẩn phòng chống dịch Covid-19 toàn bộ chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, TP HCM) sau khi có ca mắc Covid-19 - Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Xe đặc chủng thuộc lực lượng hoá học Quân khu 7 kết hợp với Bộ Tư lệnh TP HCM phun thuốc khử khuẩn phòng chống dịch Covid-19 toàn bộ chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, TP HCM) sau khi có ca mắc Covid-19 - Ảnh: HOÀNG TRIỀU



Để bảo đảm sự thành công, trước hết cần có sự quyết tâm, đồng lòng chống dịch của toàn thể người dân thành phố. Để làm được điều đó, các cơ quan chức năng cần xây dựng các chương trình, kế hoạch chống dịch khoa học, bài bản; xác lập từng bước đi cụ thể và công khai, minh bạch kết quả trong quá trình chống dịch. Mọi thắc mắc của người dân cần được giải đáp một cách nhanh chóng, rõ ràng thông qua các kênh như: họp báo, tuyên truyền qua các group Zalo, Viber, Facebook… ở các địa phương, đơn vị.

Trong suốt thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, vấn đề lớn đặt ra là phải bảo đảm vận chuyển và phân phối hàng hóa, thực phẩm. Ngoài nỗ lực khơi thông ách tắc trong vận tải hàng hóa, thực phẩm từ các tỉnh về TP HCM, các cơ quan chức năng cần tính toán, xây dựng hệ thống phân phối thực phẩm trên địa bàn thành phố sao cho hợp lý, tùy theo mức độ, mật độ dân cư, khoảng cách giữa các điểm dân cư...

Trong khi chợ truyền thống tạm ngừng hoạt động, người dân tập trung vào các siêu thị, cửa hàng tiện lợi quá nhiều có thể gây lây lan dịch bệnh do không gian kín, môi trường máy lạnh. Nên chăng thiết lập hệ thống các điểm phân phối thực phẩm ở từng quận - huyện và TP Thủ Đức; tổ chức nhiều đội xe cung cấp thực phẩm lưu động đến với từng khu dân cư, phân bổ thời gian bán hàng theo khung giờ đã được thông báo trước cho người dân. Bên cạnh đó, cần phát huy tối đa mô hình đoàn viên - thanh niên, hội phụ nữ giúp người già yếu, bệnh tật, neo đơn… mua thực phẩm.

Đối với hàng trăm ngàn người lao động tự do, người yếu thế trong xã hội, ngoài việc nhanh chóng thực hiện việc hỗ trợ 886 tỉ đồng từ ngân sách thành phố, cần có thêm một số phương thức hỗ trợ. Số tiền này phải được đưa đến tận tay bà con trong thời gian sớm nhất; đồng thời các địa phương phải bảo đảm không ai bị đói, đặt biệt là trong những ngày cuối của giai đoạn giãn cách, vì lúc ấy tiền hỗ trợ đã cạn. Với những người vô gia cư, các địa phương cần nắm chắc để tổ chức hỗ trợ thực phẩm đã nấu chín để họ không bị thiếu ăn.

TP HCM là trung tâm về khoa học - công nghệ với đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin đông đảo. Cần phát động phong trào nghiên cứu sản phẩm phòng chống dịch; đặt hàng các đơn vị nghiên cứu sớm cho ra các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ cao để góp phần truy vết, tầm soát, kiểm soát dịch bệnh. Nên học tập kinh nghiệm của các nước đã ứng dụng công nghệ cao trong phòng chống dịch thành công như: Israel, Mỹ và nhiều nước châu Âu…

Rút kinh nghiệm từ những lần trước, khi cần phải xét nghiệm quy mô lớn, nên tổ chức các nhóm y tế, đến từng khu dân cư, tổ dân phố để tránh tập trung, khó kiểm soát. Đội ngũ y tế có thể sẽ vất vả hơn nhưng bảo đảm an toàn hơn và khi sự an toàn được bảo đảm thì sự thành công là chắc chắn.

Trong quá trình chống dịch, nên chia thành từng khu vực cụ thể, phân công người đứng đầu có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm. Bên cạnh phương thức tấn công virus từ trên xuống, cần bổ sung phương thức tấn công từ dưới lên, tức chống dịch mạnh mẽ, triệt để từ khu phố, tổ dân phố lên mức độ quận, huyện và toàn thành phố.

Quan trọng không kém các giải pháp vừa nêu là tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương trong suốt thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Kỷ luật, kỷ cương phải được bảo đảm trước hết trong toàn hệ thống chính trị. Cá nhân nào, tập thể nào làm nghiêm, làm tốt cần được khen thưởng kịp thời; ngược lại phải bị xử lý, kỷ luật nghiêm minh. Đối với mọi người dân, cần thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch. Bên cạnh việc thông tin, tuyên truyền như đã làm trong thời gian qua, trong những ngày tới, đối với những cá nhân cố tình vi phạm, cần xử lý nghiêm khắc, không khoan nhượng.

"Cuộc chiến" chống dịch Covid-19 dự báo còn không ít khó khăn, thách thức ở phía trước, nhưng chúng ta luôn giữ vững niềm tin chiến thắng. Cùng với sự kề vai sát cánh của cả nước, TP HCM sẽ thành công và vượt qua đại dịch lịch sử này.

Theo TÔ ĐÌNH TUÂN (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.