Không "mặc đồng phục" trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo chương trình dự kiến, hôm nay 13-7, phiên họp thứ 58 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 theo đề xuất của Chính phủ.

Báo cáo của Chính phủ về vấn đề này nhận định, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 đến nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử: bộ mặt của nông thôn thay đổi nhanh chóng, kinh tế nông thôn chuyển biến tích cực, nhiều mô hình sản xuất nâng cao đời sống, thu nhập của người dân… Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vượt 12,4% so với yêu cầu của Quốc hội, về đích trước gần 2 năm so với mục tiêu đề ra. Nhiều tỉnh, thành phố có 100% xã đạt tiêu chuẩn NTM.  

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức: nhiều vùng nông thôn phát triển chưa thực sự bền vững; năng suất lao động còn thấp, năng suất chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp chưa cao; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; cơ cấu kinh tế, lao động nông nghiệp chuyển dịch còn chậm; thu nhập, đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn… Trong khi đó, tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả trong sử dụng nguồn lực cho chương trình này vẫn tồn tại.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 được đề xuất thiết kế với 11 nội dung thành phần. Các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu, nội dung, nhiệm vụ thực hiện được điều chỉnh, bổ sung theo hướng cụ thể hóa Nghị quyết XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 của đất nước. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, cấp xã có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM; cấp huyện có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; cấp tỉnh có ít nhất 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, phấn đấu có ít nhất 60% số thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí do cấp tỉnh quy định…

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế và ngân sách nhà nước, không phải không có lý khi có những ý kiến băn khoăn về việc tăng chi cho nội dung này và yêu cầu làm rõ các nguyên tắc phân bổ nguồn lực thực hiện, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có ưu tiên đầu tư để tránh dàn trải, lãng phí. Một yêu cầu cũng rất chính đáng khác là rà soát, xử lý trùng lặp giữa một số chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao hiệu quả điều hành quản lý chương trình, xem xét mô hình hoạt động của ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia. Mỗi một vùng nông thôn đều có những đặc điểm riêng, do vậy xây dựng NTM không có nghĩa là “mặc đồng phục”. Đây chính là thách  trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 mà các nhà hoạch định chính sách đang hướng tới.

Theo ANH THƯ (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.