Bảo đảm đời sống cho dân thì dân sẽ ngồi yên một chỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chấp hành chưa nghiêm Chỉ thị 16, người dân không chịu "ngồi yên một chỗ" trước hết là trách nhiệm của chính quyền.

 

Dòng người ùn tắc khi qua chốt Cai Chanh của tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Bảo Lâm
Dòng người ùn tắc khi qua chốt Cai Chanh của tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Bảo Lâm



Tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM về công tác phòng chống, dịch COVID - 19 trên địa bàn ngày 30.7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vấn đề cốt lõi là tổ chức thực hiện. Cốt lõi của Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 là giãn cách. Chỉ thị 16 đã nêu rõ người cách ly với người, nhà cách ly nhà, khu phố cách ly khu phố, tỉnh cách ly với tỉnh.

Biểu hiện rõ nhất việc chấp hành không nghiêm Chỉ thị 16 trong thời gian qua là người dân ở các tỉnh đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 đi xe máy ồ ạt về quê.

Ngay trong từng địa phương thì bắt buộc người dân giãn cách, ra đường phải có các loại giấy tờ, phiếu đi kèm..., nhưng lại để cho người dân tự do ra khỏi địa phương, như vậy là vi phạm quy định "tỉnh cách ly tỉnh".

Nhưng thực tế thì dân đang tìm mọi cách để về quê, vậy thì chính quyền phải làm gì?

Để dân về tự do ồ ạt bằng xe máy như thời gian qua rất không ổn vì dân về ào ào, không kiểm soát nổi về dịch bệnh vì khả năng y tế của các địa phương. Dân về tự do rất dễ lây lan dịch bệnh.

Đưa dân về có tổ chức và có kiểm soát. Cách này khá hơn cách trên nhưng cũng không ổn, khó có thể đưa được hết dân về vì còn phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận của mỗi địa phương, dẫn đến không công bằng. Nếu thời gian tổ chức kéo dài, người dân cũng sẽ không chờ đợi mà tự ý về. Chưa kể, đưa người từ vùng dịch về "vùng xanh" là đánh cược về sự rủi ro lây lan dịch bệnh.

Ai ở yên đó trong kỷ luật, theo đúng quy định của Chỉ thị 16. Chính phủ, chính quyền TPHCM, các tỉnh giãn cách theo Chỉ thị 16 và chính quyền các địa phương có dân ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai ... cùng phối hợp hỗ trợ tiền bạc, vật chất bảo đảm đời sống cho dân nghèo cho đến khi hết dịch. Sau đó ai muốn ở lại làm việc thì ở lại, ai muốn về quê thì về.

Chúng ta từng có câu "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để tìm ra F1, F0. Vậy tại sao không đến và gõ cửa từng nhà, thăm hỏi từng người nghèo để hỗ trợ cho họ. Có được sự đảm bảo đời sống, người nghèo mới yên tâm thực hiện "ngồi yên một chỗ".

Đừng để dân vì thiếu ăn mà lũ lượt chạy về quê, quá nhiều rủi ro trên đường, uy hiếp "vùng xanh", rồi qua dịch lại lũ lượt kéo vào các tỉnh miền Nam, vất vả khổ sở như đã từng trở về.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bao-dam-doi-song-cho-dan-thi-dan-se-ngoi-yen-mot-cho-936629.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Những ngày qua, không ít người dùng điện thoại di động lại lo lắng mất thời gian khi nghe tin các nhà mạng sắp triển khai chiến dịch rà soát người đứng tên từ 4 SIM trở lên dành cho thiết bị di động, nhằm đảm bảo SIM được sử dụng đúng người đã đăng ký.
Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Sắp tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2024), chúng ta đều cảm nhận được lý tưởng và hoạt động của Đoàn suốt 93 năm qua là nhất quán, với một mục đích Đoàn tập hợp thanh niên là vì dân vì nước.
Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Trước cao điểm mùa nắng nóng năm nay, các trung tâm kiểm soát bệnh tật và bệnh viện ghi nhận nhiều ca mắc bệnh dại nhập viện và tử vong do bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ… cắn, cào. Trong đó, phần lớn là trẻ em.