Núi Chín Khúc bị "hành quyết" và không còn cơ hội được "bồi thường oan sai"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Núi Chín Khúc, cái tên của một thắng cảnh giờ đây trở thành từ khóa của một vụ án lên quan đến đất đai, mà bị can là hai vị nguyên chủ tịch của tỉnh Khánh Hòa.

 

  Một góc núi Chín Khúc bị san phẳng Ảnh: B.T
Một góc núi Chín Khúc bị san phẳng Ảnh: B.T



Ngày 8.6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hoà đã tống đạt lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh khám xét chỗ ở đối với hai ông Lê Đức Vinh và Nguyễn Chiến Thắng - đều là nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" theo Điều 229 Bộ luật Hình sự. Đồng phạm là ông Lê Mộng Điệp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hoà cũng bị khởi tố, bắt tạm giam.

Ba cái tên Lê Đức Vinh, Nguyễn Chiến Thắng và Lê Mộng Điệp gắn liền với tên của các dự án Cửu Long Sơn Tự và Dự án biệt thự sông núi Vĩnh Trung, thuộc khu vực núi Chín khúc, Khánh Hoà.

Trên núi Chín Khúc có 5 dự án, nhưng riêng dự án sinh thái Cửu Long Sơn Tự đã có những vi phạm:

Chưa lập hồ sơ thiết kế, chưa có các biện pháp kỹ thuật tác động lên diện tích được giao để thực hiện khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định; chưa thực hiện làm đường ranh cản lửa theo hồ sơ báo cáo dự án đầu tư đã được thẩm định; chưa xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng đối với diện tích đất được giao để trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ phục hồi môi trường rừng.

Một loạt cái "chưa" như vậy mà vẫn tiến hành thi công dự án, một quả núi bị tàn phá như vậy nhưng lãnh đạo địa phương vẫn nhắm mắt làm ngơ.

Khi bị phát hiện, thì mọi nỗ lực khắc phục là không thể, bởi vì khi núi rừng thiên nhiên bị phá hủy thì câu chuyện "hoàn nguyên" phải tính tới trăm năm. Nhưng ở ngọn núi này, có thể nói là vô vọng.

Khi lòng tham nổi lên thì không còn chỗ cho tiếng nói của lương tri hay nỗi sợ hãi về sự đối mặt với pháp luật.

Chỉ là một người dân bình thường, cũng không mấy ai có thể "nhẫn tâm" tàn phá cả một ngọn núi, nói chi đến người được giao trách nhiệm cai quản một địa phương. Nhưng họ vẫn làm và hậu quả đã rõ.

Người làm sai thì chịu hình phạt của pháp luật nhưng án có thời hạn, còn núi Chín Khúc đã bị "hành quyết" nên không còn cơ hội được "bồi thường oan sai".

Người phá hoại thiên nhiên thì còn, thiên nhiên bị biến mất. Thiên nhiên chỉ trở lại bằng những cơn lũ lụt dữ dội hay hạn hán khốc liệt.

Nhìn những tấm ảnh núi Chín Khúc bị bức tử mà giật mình kinh hãi.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nui-chin-khuc-bi-hanh-quyet-va-khong-con-co-hoi-duoc-boi-thuong-oan-sai-918359.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.