Lâm Đồng, Đồng Nai nên xem xét triệt để hơn các lệnh phòng dịch thái quá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phòng chống dịch COVID-19 nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng, đó là mục tiêu kép mà Chính phủ đã đề ra, không có bất cứ ai nghĩ ngược lại, hành động ngược lại, "ngăn sông cấm chợ" làm tê liệt hoạt động của nền kinh tế.

 

 Phòng dịch nhưng không được
Phòng dịch nhưng không được "ngăn sông cấm chợ" Ảnh: Hà Anh Chiến



Thế nhưng, thời gian qua, có nhiều địa phương ra những quyết định phòng dịch quá cực đoan, thậm chí tiêu cực, ngăn sông cấm chợ, làm đứt gãy sản xuất kinh doanh, giao thương buôn bán, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Báo Lao Động ngày 5.6.2021 có bài "Đồng Nai cần tháo gỡ "hàng rào 6180" cho người dân làm ăn", nêu ra những bất hợp lý liên quan đến việc UBND tỉnh Đồng Nai áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc tại cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh (người cách ly tự trả phí) 21 ngày, đối với tất cả những người từ TPHCM về/đến Đồng Nai.

Trước lệnh gây sốc của tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, TPHCM sẽ gặp một số khó khăn, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các nhà máy, xí nghiệp đang sản xuất của thành phố.

Sau đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có công văn điều chỉnh, giảm bớt "sốc", nới lỏng một phần các quy định đối với người dân từ TPHCM đến Đồng Nai, nhưng về bản chất, vẫn là ngăn sông cấm chợ.

Tương tự Đồng Nai là Lâm Đồng, ngày 31.5 đã ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu tất cả các trường hợp đi về từ vùng dịch phải cách ly 21 ngày. Tỉnh Lâm Đồng tạm dừng tất cả hoạt động vận chuyển hành khách từ TP.HCM về địa phương (kể cả xe hợp đồng trá hình hoặc xe hợp đồng ở các tỉnh khác, xe taxi mà có hành khách đi từ vùng có dịch,...).

Trước tình trạng trên tại một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 789/CĐ-TTg về áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu kép, nêu rõ:"...một số nơi đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc, có mức cực đoan gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn".

Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: "Trao đổi, thống nhất với các địa phương có liên quan để thống nhất áp dụng các biện pháp trong quản lý hoạt động vận tải (kể cả vận chuyển hành khách, công nhân, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất…), bảo đảm kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không “ngăn sông cấm chợ”

Trước chỉ đạo của Thủ tướng, Đồng Nai, Lâm Đồng nên xem xét triệt để hơn các lệnh phòng dịch cực đoan, thái quá của mình. Các địa phương khác cũng phải chấp hành nghiêm túc.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/lam-dong-dong-nai-nen-xem-xet-triet-de-hon-cac-lenh-phong-dich-thai-qua-917326.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.