Hơn 100 người Trung Quốc làm "chui" ở Đắk Nông, chui từ đâu ra?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam rồi đi đến đâu, làm việc gì - đó là câu hỏi không dễ trả lời.

 

Một trường hợp nhập cảnh trái phép bị bắt. Ảnh: Hữu Việt
Một trường hợp nhập cảnh trái phép bị bắt. Ảnh: Hữu Việt


Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông vừa phát hiện hơn 100 lao động người Trung Quốc làm việc tại dự án Nhà máy điện gió Đắk N’Drung 1, 2, 3 (huyện Đắk Song) chưa được cấp giấy phép lao động theo quy định.

102 lao động Trung Quốc làm việc tại đây, nhưng chỉ có một người có giấy phép. Phía doanh nghiệp thì quá coi thường các quy định của pháp luật, còn chính quyền thì để lọt lưới tới hơn 100 người nước ngoài lao động không phép quả thật cũng hi hữu.

Xin nhắc lại, bên lề họp báo Chính phủ thường kỳ, Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, từ đầu năm tới nay, theo báo cáo của 39/63 tỉnh, số người nhập cảnh trái phép là 199 vụ với tổng số 1.343 người Trung Quốc. Bộ Công an đã xử lý, khởi tố 49 vụ với 141 đối tượng.

Đó là con số của 39 địa phương, còn các địa phương khác thì sao? Và đó là con số của những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị phát hiện, còn số người chưa bị phát hiện là bao nhiêu? Những câu hỏi này cần phải được giải đáp.

Còn nữa, người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam đến những đâu và làm những gì? Có thể họ làm trong các cơ sở sản xuất, nhưng làm chui, chính quyền địa phương không kiểm soát được tất cả các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Vào lúc này, việc kiểm soát người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam không chỉ là chuyện kiểm soát con người, mà còn là kiểm soát lây nhiễm dịch COVID-19, cho nên không thể lơ là mất cảnh giác. Đôi khi chỉ một ca nhiễm COVID-19 lọt qua biên giới, có thể bùng lên một ổ dịch lớn.

Vậy thì, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông phải làm rõ hơn 100 lao động Trung Quốc đang làm chui ở Nhà máy điện gió Đắk N’Drung 1, 2, 3 (huyện Đắk Song) "chui" ở đâu ra?

Họ đến từ con đường nào, nếu đường đường chính chính thì tại sao không thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật?

Có trường hợp nào nhập cảnh trái phép không, có khai báo y tế và thực hiện cách ly không?

Những người này đã đi đến đâu, giao tiếp với ai, làm những việc gì, phải có báo cáo chi tiết. Đặc biệt, ai đã đưa họ vào Việt Nam và đưa họ đến làm việc tại Đắk Nông?

Kiểm soát dịch bệnh mà mất kiểm soát về dịch tễ, nhất là đối với người nước ngoài lọt qua biên giới, thì quá nguy hiểm.

Nhưng trước khi điều tra làm rõ các vấn đề nêu trên, thì phải xử lý sai phạm của chủ đầu tư dự án liên quan đến hơn 100 lao động Trung Quốc làm việc nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/hon-100-nguoi-trung-quoc-lam-chui-o-dak-nong-chui-tu-dau-ra-908775.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.