Say rượu cầm lái cũng như ngáo đá cầm dao giết người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đã có nhiều trường hợp lái xe sau khi uống rượu bia, có người say không biết trời đất, đến khi gây tai nạn mới tỉnh.
 

 Lái xe say rượu gây tai nạn liên hoàn tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, ngày 9.4. Ảnh: Công Huy
Lái xe say rượu gây tai nạn liên hoàn tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, ngày 9.4. Ảnh: Công Huy



Ngày 9.4, Châu Văn Ánh điều khiển ôtô 7 chỗ BKS 92A-183.25 lưu thông trên đường ĐH03 theo hướng từ xã Đại An đi Đại Cường (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Khi qua địa phận thôn Phú Hòa, Ánh đâm vào 4 xe máy và va chạm với một xe tải chạy ngược chiều. Hậu quả, 2 người tử vong tại chỗ và 5 người bị thương.

Một vụ tai nạn bất thường, khi tài xế ôtô "càn quét" 4 xe máy.

Bất thường vì, sau khi Châu Văn Ánh (46 tuổi, trú thôn Tây Gia, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc) đến tự thú, công an kiểm tra, và xác định có nồng độ cồn trong máu, chứng tỏ Ánh đã uống bia rượu trước khi lái xe.

Điểm lại các vụ tài xế đâm liên hoàn nhiều xe máy trên đường, phần lớn là những người đã say bia rượu, mất kiểm soát.

Chỉ vì cuộc nhậu của mình, mà bao nhiêu gia đình đau khổ, mất mát, chia ly. Những cái chết oan uổng, tức tưởi, những người bị thương tật, có thể tàn phế suốt đời.

Uống rượu bia là quyền của cá nhân, nhưng không ai có quyền uống rượu bia để "giết" người. Xét cho cùng, say rượu mà cầm lái chẳng khác gì những tên ngáo đá cầm dao giết người.

Một thông tin xấu, quý 1/2021 (tính từ ngày 15.12.2020 đến 14.3.2021), cả nước xảy ra 3.206 vụ tai nạn giao thông làm chết 1.672 người, bị thương 2.386 người. Có 30 tỉnh có số người chết do tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ 2020.

Trong số vụ tai nạn giao thông trên, bao nhiêu vụ có nguyên nhân từ tài xế lái xe sau khi uống rượu bia? Cần có những số liệu cụ thể để phân tích nguyên nhân, từ đó đưa ra các biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Cho nên, để ngăn chặn tệ nạn này, thảm họa này, cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát và xử lý thẳng tay các trường hợp lái xe sau khi uống rượu bia. Không chỉ ôtô, mà đi xe máy có hơi men cũng xử.

Đánh vào túi tiền, không kể ai, không xin xỏ, không than nghèo kể khổ. Phạt "kịch" khung, thông tin trên báo chí, để các ma men khác lấy đó mà tự răn.

Xét cho cùng, đó cũng là cách để cứu mạng những người hay uống rượu bia và cũng cứu mạng biết bao người dân vô tội.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/say-ruou-cam-lai-cung-nhu-ngao-da-cam-dao-giet-nguoi-897483.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.