Như "chỗ không người"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đây là lời của ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, khi nói với báo chí vào ngày 2-4, xung quanh vụ bệnh nhân có tiền sử bệnh tâm thần cầm đầu đường dây ma túy ngay trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

Dư luận hẳn đồng tình với ông Nguyễn Huy Quang, bởi khó để nghĩ được việc một bệnh nhân đang điều trị bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh về tâm thần của nhà nước mà tự do đầu tư phòng điều trị thành nơi buôn bán ma túy và đưa cả người ngoài vào "bay lắc" trong cả thời gian dài. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long hôm 1-4 cũng nhận xét "đây không chỉ là vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn là những vi phạm nghiêm trọng quy trình quản lý bệnh viện và các quy chế, quy trình chuyên môn trong hoạt động khám chữa bệnh".

Nói Bệnh viện Tâm thần Trung ương I như "chỗ không người" nhưng thực tế riêng đội ngũ cán bộ, công chức của bệnh viện này đã gần 600 người. Rất đông và tất nhiên là phải có đủ tất cả thành phần từ bảo vệ đến các khoa phòng rồi các ban bệ, đoàn thể... nhưng một chuyện nghiêm trọng như thế, hoạt động ngang nhiên như thế, lâu như thế mà không ai biết thì đúng là như "chỗ không người".

Chỗ có người mà như không người, tức là có quản lý mà như không quản lý thì chỗ ấy ắt loạn. Soi vào trong thực tiễn đời sống thì những chuyện như "chỗ không người" này đang xảy ra tràn lan. Thì đấy, lệnh đóng cửa rừng nhưng rừng vẫn liên tục "chảy máu" dù rừng có chủ, có người được trả lương để giữ. Thậm chí có vụ cả chủ rừng hoặc lực lượng giữ rừng tham gia phá rừng. Điều này cứ lên mấy tỉnh Tây Nguyên thì rõ.

Hôm rồi báo chí nêu ở tỉnh Lâm Đồng, cả một "làng biệt thự" 50 căn xây dựng trái phép ở huyện Đức Trọng; rồi một căn biệt thự 3 tầng, rộng hàng trăm mét vuông... hiên ngang mọc ngay trên đất dự án ở TP Bảo Lộc nhưng là công trình xây dựng không phép.

Một xã không lớn như Long Sơn của TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cách đây chưa lâu cũng phát hiện có tới 90 công trình xây dựng trái phép, trong đó có cả dự án Khu Du lịch Du Sơn nằm trên núi Nứa.

Báo Người Lao Động ngày 3-4 cũng nêu trường hợp một nhà yến 4 tầng, xây dựng kiên cố với bê-tông cốt thép, gạch, diện tích khoảng 650 m2, mọc lên trên đồi đất lâm nghiệp có vị trí đắc địa của xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cái lạ là nhà yến này chỉ cách trụ sở UBND xã Mỹ Đức khoảng vài trăm mét. Từ trụ sở xã vẫn nhìn thấy nhà yến này. Nhưng đấy là công trình xây dựng không phép. Lạ nữa là sai phạm đã được phát hiện ngay khi công trình mở móng, nên ngày 25-5-2020 đã bị chính quyền lập biên bản vi phạm. Thế nhưng, xử lý cứ xử lý, công trình vẫn cứ thi công, thế thì đúng là... như "chỗ không người".

Có người nhưng như "chỗ không người" là vì buông lỏng quản lý hoặc có quản nhưng chỉ quản cho có. Cũng có chỗ là người được giao quản lý, lực lượng được giao quản lý đã bị "mua". Rơi vào trong trường hợp nào thì cũng đều phải xử lý đến nơi đến chốn. Vì đồng lương ngân sách không phải để nuôi những cán bộ, công chức "có cũng như không"?

Theo Lương Duy Cường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.