Khám giáo sư 550 ngàn đồng và câu chuyện đắt, rẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

550 "k” (ngàn đồng) hay giường VIP 3,3 “củ” (triệu đồng) là cách nói của mạng xã hội như một phản ứng ngay sau khi Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai thông qua nghị quyết về giá dịch vụ tại đây.

 

Mức giá mới một số dịch vụ ở BV Bạch Mai cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với mức giá hiện hành (Ảnh BVCC/LĐ)
Mức giá mới một số dịch vụ ở BV Bạch Mai cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với mức giá hiện hành (Ảnh BVCC/LĐ)


Theo đó: Khám giáo sư: 550 ngàn đồng; phó giáo sư: 450 ngàn đồng; bác sĩ chuyên khoa II: 350 ngàn; bác sĩ chuyên khoa I: 250 ngàn.

Giá giường bệnh từ 1,390 triệu đồng đến 2,3 triệu/người/ngày (tuỳ loại). Riêng giường loại đặc biệt: 3,3 triệu/người/ngày.

Nhiều người bảo giá này quá đắt!

Nhưng xin lưu ý: Đây là các loại giá “theo yêu cầu”. Và trước khi bàn chuyện đắt/rẻ, chúng ta cũng cần biết, rằng đào tạo một bác sĩ không chỉ láo nháo để chụp vội lên tấm áo “Đốc tờ Xuân” (Tóc đỏ) mà được.

Trước Quốc hội, có lần Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết đào tạo một bác sĩ phải ít nhất 6 năm. “Sinh viên trường thuốc” ấy sau đó cần thêm 18 tháng đến 3 năm để đào tạo chuyên khoa. Sau đó, còn phải thi toàn quốc để lấy chứng chỉ hành nghề.

Tổng cộng để một sinh viên trường thuốc có thể đeo ống nghe khám bệnh mất 8-9 năm.

Muốn trở thành một bác sĩ chuyên khoa I (trình độ thạc sĩ) hay bác sĩ chuyên khoa II, (trình độ tiến sĩ), phải tốn thêm 2-4 năm nữa.

Cần phải mở ngoặc thêm: Đào tạo tiến sĩ y khoa cực kỳ đặc thù, không thể ngồi một chỗ mà bốc phét được đâu.

Có một con số thế này, trong 40 năm lịch sử, tính đến 2020, Đại học Y Hà Nội, “trường thuốc” lớn nhất cả nước mới chỉ đào tạo được đúng 1.440 tiến sĩ y khoa mà thôi.

Mà nghề y thì đấy: Liên tục là xuyên đêm. Không lễ, không tết. Không ngày nghỉ.

Năm 201x, dư luận từng xót xa khi biểu giá mức phụ cấp phẫu thuật của ngành y được một bác sĩ chia sẻ. Theo đó, ngay cả người mổ chính những ca phẫu thuật loại đặc biệt chỉ được phụ cấp 280 ngàn/ca. Người phụ việc ca mổ thấp nhất chỉ 15 ngàn đồng.

8-9 năm đèn sách, liên tục thực hành lâm sàng, trải qua đủ thứ kỳ thi, lấy đủ loại chứng chỉ để rồi phụ cấp ca mổ loại đặc biệt 280 ngàn, không bằng tiền công mổ một con lợn (400-500 ngàn).

Đó mới chính là sự bất công vô lý mà chúng ta cần xoá bỏ.

Dư luận lo cho người nghèo. Cũng phải. Nhưng điều đó không có nghĩa là san bằng hưởng thụ xã hội, không có nghĩa cào bằng giá trị mồ hôi chất xám. “Công lý” cho người này càng không có nghĩa là bất hợp lý, là thiếu công bằng cho người khác, nhất là đối với các y bác sĩ, những người chúng ta luôn nhìn thấy ở họ sự tận tuỵ và đức hi sinh, không chỉ trong đại dịch.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/kham-giao-su-550-ngan-dong-va-cau-chuyen-dat-re-885976.ldo

Theo Anh Đào  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.