Đô thị thông minh phải đo được tiếng ồn karaoke tra tấn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau chỉ đạo dẹp karaoke tra tấn của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, các quận, huyện trên địa bàn triển khai thực hiện, nhưng gặp nhiều khó khăn.

 Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Phong bức xúc về karaoke tự phát ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. Ảnh: Minh Quân
Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Phong bức xúc về karaoke tự phát ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. Ảnh: Minh Quân


Nhà nhà hát karaoke, người người hát karaoke. Cá nhân hát karaoke, tổ chức hát karaoke.

Nói vậy không ngoa, vì có nơi người dân phản ánh, một lúc cả xóm cùng hát, không ai nghe ai, ồn ào đinh tai nhức óc. Nhất là khi có cưới xin, sinh nhật, coi như là một ngày thảm họa âm thanh.

Chủ tịch thành phố chỉ đạo xử lý, nhưng xử lý bằng cách gì lại là việc đau đầu nhức óc của lãnh đạo quận huyện, phường xã.

Không chỉ karaoke gia đình, loa kẹo kéo đường phố, mà nhiều hàng quán, cửa hàng cũng mở loa nhạc hết công suất với mục đích là gây sự chú ý của khách hàng. Có nơi cả con phố ồn ào vì các loại âm thanh pha trộn, tra tấn cả khu dân cư.

Trong bài viết "Ông Phong xử mạnh “karaoke tra tấn”, nhưng luật còn yếu", Báo Lao Động đã phân tích điểm yếu của Nghị định 167/2013 là mức xử phạt 100.000 - 300.000 đồng quá thấp. Đối với Nghị định155/2016, tuy có mức xử phạt cao, nhưng điểm yếu là đo tiếng ồn và xác định đúng mức để xử phạt thì phải có đầy đủ thiết bị, dụng cụ, cần điều kiện về thời gian, không gian khi đo. Nếu cán bộ chở máy móc tới nơi, người hát tắt máy hoặc mở nhỏ lại thì “huề cả làng”.

Và thực tế tuần qua, các địa phương trên địa bàn TPHCM gặp khó khăn khi triển khai thức hiện chỉ đạo của Chủ tịch thành phố. Lãnh đạo một số quận cho biết không xác định được cường độ âm thanh vì không có máy móc chuyên dụng.

Muốn tăng mức xử phạt, tăng thẩm quyền xử phạt thì phải chờ sửa đổi, bổ sung nghị định. Nhưng đo tiếng ồn thì chỉ cần "sửa đổi", "bổ sung" thiết bị.

Như đã có ý kiến đề xuất, phải sử dụng phần mềm đo tiếng ồn, cán bộ chỉ cần cài đặt phần mềm này để xử lý. Các ứng dụng thông minh như đo tốc độ ôtô, đo nồng độ cồn đã tăng hiệu quả kiểm tra, kiểm soát và quản lý rất tốt, đối tượng bị kiểm tra không thể chối cãi.

Vậy thì, ứng dụng đo tiếng ồn rất cần trong lúc này để có căn cứ xử lý vi phạm tiếng ồn. Xin lưu ý, theo Nghị định 155/2016, mức phạt có thể lên tới 160 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA. Phạt vài trường hợp là "xanh mặt". Cũng giống như phạt người lái xe vi phạm nồng độ cồn.

Hãy đừng nói không có ứng dụng đo độ ồn, mà nên nói rằng, đô thị thông minh phải làm ra được ứng dụng thông minh để xử lý karaoke tra tấn.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/do-thi-thong-minh-phai-do-duoc-tieng-on-karaoke-tra-tan-885944.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.