Cởi bỏ một thứ "tai ách, tốn tiền và rất nhiều phiền phức"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có mặt điểm danh, cho 5 buổi học, kể cả online, 2,5-3 triệu đồng. Đây là cách hơn 1 triệu giáo viên sẽ phải làm để có thứ mà chúng ta gọi là “chứng chỉ chức danh nghề nghiệp”.

 

Chứng chỉ từng là nỗi ám ảnh không chỉ của giáo viên. Tranh Đan
Chứng chỉ từng là nỗi ám ảnh không chỉ của giáo viên. Tranh Đan



Tiếng kêu khắp nơi từ các nhà giáo, từ người đã “dạy học cả chục năm nay” cho đến giáo viên hạng III... ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành liền tay chùm các thông tư yêu cầu “chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp” như một điều kiện để được bổ nhiệm và tăng lương.

Kêu, bởi việc phải học những kiến thức “không có gì mới”; Bởi vài buổi học hoá ra lại là yếu tố quyết định cả sự nghiệp giảng dạy. Kêu, bởi thứ chứng chỉ này như một thứ tai ách chẳng những làm mất thời gian, tốn kém tiền bạc mà còn khiến người ta cảm thấy vô lý. Không lẽ ít nhất 4 năm đại học và vô số giờ giảng dạy mang tính kinh nghiệm chưa đủ để phải “đẻ” thêm một thứ chứng chỉ?

Nhưng nạn nhân của thứ chứng chỉ “giấy phép con” này không chỉ là đội ngũ giáo viên và Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ là người “chịu trận” đầu tiên khi là đơn vị sớm ban hành các thông tư hướng dẫn.

Xem lại nghị định 101, chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng; được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.

Có nghĩa không chỉ giáo viên, tất cả các công chức đều phải “chịu” cái chứng chỉ này.

Trước bức xúc của giáo viên, Đại diện Cục Nhà giáo từng giải thích: Muốn bỏ quy định về chứng chỉ thì cần thiết phải xem xét, sửa các quy định trước hết tại Luật Viên chức và Nghị định 101.

Còn nhớ khi các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ làm khổ giáo viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng nêu quan điểm: “Bộ GDĐT nhận thấy, đối với giáo viên nói riêng và công chức, viên chức nói chung, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết”.

Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 8, tháng 11.2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ rà soát, tham mưu với Chính phủ để sửa đổi quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để công chức, viên chức “không phải khổ nữa”.

Và bây giờ, trước bao nhiêu thở than, bức xúc với thứ chứng chỉ tốn tiền, mất thời gian và vô nghĩa này, cũng mong các vị tư lệnh ngành một lần nữa lắng nghe và dũng cảm để bỏ đi một thứ không cần thiết.

Chứ chưa kể hàng triệu công chức khác, riêng 1 triệu giáo viên với 2,5-3 triệu tiền “đào tạo” để có chứng chỉ. Chi phí vô lý và vô nghĩa ấy đã lớn lắm rồi.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/coi-bo-mot-thu-tai-ach-ton-tien-va-rat-nhieu-phien-phuc-884761.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.