Có đường sắt trên cao - bỏ BRT được không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 2008, dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt và hơn 5 năm sau, cũng từ điểm đầu là khu vực Kim Mã - Cát Linh, điểm cuối là Yên Nghĩa Hà Đông, tuyến xe buýt BRT được hình thành.

Tuyến BRT bộc lộ những hạn chế của nó: Công suất không đủ, làn đường dành riêng cho xe buýt trở thành nguyên nhân gây tắc đường thường xuyên. Ảnh: Hải Nguyễn
Tuyến BRT bộc lộ những hạn chế của nó: Công suất không đủ, làn đường dành riêng cho xe buýt trở thành nguyên nhân gây tắc đường thường xuyên. Ảnh: Hải Nguyễn
Xin nói lại là tổng đầu tư của dự án bao gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện cho dự án BRT... là 49 triệu USD - một con số khổng lồ. Trong khi chờ dự án đường sắt trên cao ì ạch triển khai thì gần như ngay lập tức tuyến BRT bộc lộ những hạn chế của nó: Công suất không đủ, làn đường dành riêng cho xe buýt trở thành nguyên nhân gây tắc đường thường xuyên của tuyến đường Lê Văn Lương, Láng Hạ vốn đã quá tải.
Nếu như đường sắt trên cao được ví như “cục xương mắc ngang họng” thì tuyến BRT chả khác nào “miếng gân gà” nuốt vào không được, nhả ra không xong.
Bây giờ, khi tuyến đường sắt trên cao chuẩn bị được đi vào vận hành khai thác thì câu chuyện hiệu quả lại có thể khiến thành phố Hà Nội đau đầu. Chẳng hạn, để đi từ quận Hà Đông lên trung tâm Hà Nội, người ta có thể đi cả hai phương tiện.
Và nếu nói như một lãnh đạo UBND TP.Hà Nội, chỉ mất 20 phút cho hành trình dài hơn 20km thì quá tiện lợi, đồng nghĩa với việc tuyến BRT có nguy cơ bị san sẻ hành khách.
Hiệu quả đã thấp và sắp tới phải nhường khách cho tuyến đường sắt trên cao, có thể thấy số phận của tuyến BRT đầy tay tiếng này sẽ như thế nào.
5 năm vận hành, không biết BRT đã thu hồi được bao nhiêu vốn để trả đối tác cho vay là Ngân hàng Thế giới? Nhưng chắc chắn số tiền thu lại chẳng thấm vào đâu so với khoản 50 triệu USD đã bỏ ra.
Nghĩa là nguy cơ BRT rơi vào lãng phí với tình trạng “chạy xe không” có khả năng xảy ra và điều quan trọng là hằng ngày với một phần đường riêng, với hệ thống trạm, ga lên xuống phía tay trái “chẳng giống ai” sẽ vẫn trở thành nỗi ám ảnh cho người dân, đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Nếu đã chuẩn bị chạy đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông thì phải đảm bảo cả hiệu quả và khả năng thu hồi vốn cho nó. Vậy thì, đã đến lúc phải dứt khoát về số phận BRT, chấm dứt ngày nào tốt ngày đó, chỉ cần dùng xe buýt thường là đủ.
Hoặc, để cho chắc chắn, hãy làm một khảo sát nghiêm túc và minh bạch để người Hà Nội quyết định. Bỏ BRT cũng là cách để “cứu” đường sắt trên cao trong tương lai.
HOÀNG LÂM (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/co-duong-sat-tren-cao-bo-brt-duoc-khong-893141.ldo

Có thể bạn quan tâm

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.