Xử lý xe xả khói đen, nhưng thế nào là đen?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tất cả các báo đều đưa tin Hà Nội sẽ xử lý phương tiện “xả khói đen”, trong nỗ lực cải thiện ô nhiễm không khí. Nhưng như thế nào là “khói đen”? Ai sẽ xác định là đen hay không đen?!

 

Hàng triệu xe máy cũ nát vẫn lưu hành, nhưng chưa hề có quy định kiểm soát khí thải xe máy. Ảnh: Nguyễn Huy
Hàng triệu xe máy cũ nát vẫn lưu hành, nhưng chưa hề có quy định kiểm soát khí thải xe máy. Ảnh: Nguyễn Huy



Một loạt các biện pháp cải thiện ô nhiễm không khí đã được Hà Nội đưa ra trong văn bản đánh số 53.

Từ việc vận động người dân không đốt rơm rạ, không tái sử dụng bếp than tổ ong cho đến tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các công trình xây dựng, công trình cải tạo sửa chữa, lát đá vỉa hè...

Đặc biệt, văn bản yêu cầu kiểm tra, rà soát, xử lý các phương tiện giao thông xả khói đen, trong đó tập trung vào xe sử dụng dầu diesel; phương tiện quá niên hạn sử dụng...

Nếu có một cuộc bầu chọn, có lẽ đa số người dân sẽ ủng hộ các biện pháp này khi họ chính là nạn nhân đầu tiên, là người chịu nhiều hậu quả nhất từ ô nhiễm không khí.

Nhưng thật ra, đây đã là lần thứ... n Hà Nội có những văn bản chỉ đạo kiểu này.

Cái thiếu, và cũng là nguyên do “lần thứ n”, lại ở việc thực thi và một “hành lang pháp lý” cho việc thực thi.

Nghị định 95/2009 đã có quy định niên hạn, theo đó, tất cả các xe quá niên hạn sử dụng đều không được phép tham gia giao thông.

Tuy nhiên, quy định niên hạn chỉ áp dụng đối với ôtô. Và đây chính là nguyên do tồn tại hàng triệu chiếc xe máy “5 không”: Không đèn, không còi, không gương, không giấy tờ và không cả phanh”.

Đây chính là nguyên do cả Hà Nội và TP HCM đều đã thất bại trong các chiến dịch loại bỏ xe máy cũ nát.

Trở lại với việc xử lý phương tiện “xả khói đen” ở Hà Nội. Vấn đề ai sẽ là người xác định phương tiện “xả khói đen”, như thế nào là “khói đen”?!

Nhớ hồi chúng ta yêu cầu xử lý mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, trên VTV, một CSGT đã nói rất chuẩn, rằng CSGT không phải, không thể là người xác định “chuẩn” cho một cái mũ bảo hiểm.

Một văn bản quy phạm hành chính áp dụng với số đông, dù với mục đích tốt đến mấy, vì thế, không thể chung chung kiểu “xả khói đen” được.

Bởi điều đó chỉ dẫn đến hoặc tuỳ tiện trong việc tự giải thích và áp dụng pháp luật, hoặc dẫn tới hiệu lực.... bất khả thi, như đã từng.

Có lẽ, việc dẹp bỏ xe cũ nát gây ô nhiễm phải bắt đầu từ các quy định về kiểm soát khí thải xe máy trong Luật Giao thông. Bắt đầu từ việc kiên quyết trong việc xử lý những chiếc xe không đủ tiêu chuẩn an toàn.

Hoặc ô nhiễm không khí, nên bắt đầu từ việc bỏ biện pháp “vận động”.

Đầu độc người dân mà vẫn mãi chỉ vận động. Đấy cũng là một sự kỳ cục rồi.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/xu-ly-xe-xa-khoi-den-nhung-the-nao-la-den-868999.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.