Thu hồi xe cũ nát: Bài toán nan giải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản đề nghị Hà Nội và TP HCM thực hiện giải pháp: "Thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không bảo đảm tiêu chuẩn lưu hành, gây ô nhiễm môi trường trong TP" khiến không ít người băn khoăn về tính khả thi.

Thực ra, việc đề nghị thu hồi và loại bỏ các phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không phải là vấn đề mới, nếu không muốn nói là những kiến nghị, đề xuất và cả giải pháp liên quan tới vấn đề này đã được đưa ra từ khá lâu. Những đề nghị này dù xuất phát từ mục đích bảo vệ môi trường hay tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phát triển phương tiện giao thông công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân... đều đề cập việc thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, đặc biệt là xe máy.

Dễ hiểu vì sao các phương tiên giao thông cũ nát, nhất là xe máy, lại vào "tầm ngắm" thu hồi và loại bỏ. Do điều kiện phát triển, nước ta hiện là một trong những quốc gia sử dụng xe máy nhiều nhất thế giới, cả về con số tuyệt đối cũng như tính theo tỉ lệ dân số, đặc biệt là ở các TP lớn như Hà Nội và TP HCM... Theo thống kê, hiện cơ quan chức năng ở Hà Nội quản lý khoảng 6,7 triệu ôtô và xe máy, trong đó hơn 5,7 triệu xe máy. Trong khi đó, TP HCM hiện có gần 9 triệu phương tiện cá nhân, gồm hơn 825.000 ôtô và hơn 8,12 triệu xe máy. Đây là số ôtô và xe máy mang biển kiểm soát của 2 TP lớn nhất nước, chưa kể lượng xe của người dân ngoại tỉnh mang vào sử dụng.

Phương tiện giao thông cá nhân quá nhiều, trong đó tỉ lệ xe cũ nát chiếm một phần đáng kể nên dẫn tới những hệ lụy như nguy cơ mất an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông cũng như cản trở sự phát triển của các phương tiện giao thông công cộng.

Do vậy, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, nhất là xe máy cũ nát, là cần thiết, đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một đề xuất hay giải pháp nào thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Có nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó vướng nhất là quy định của luật pháp và thực tế cuộc sống khi chiếc xe máy gắn quá chặt với việc đi lại và sinh kế của hàng triệu người lao động mà đa phần là thu nhập thấp, bấp bênh.

Thế nên, bất kỳ một giải pháp nào nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy, đều phải nhìn dưới góc độ đa chiều, giải quyết vấn đề từ luật pháp tới tác động xã hội, trong đó có việc liên quan tới cuộc sống, "miếng cơm manh áo" của hàng triệu người.

Bất kỳ một đề xuất, giải pháp nào đối với việc hạn chế, thu hồi phương tiện giao thông cá nhân, dù cũ nát, nếu không giải được bài toán trên đều không có tính khả thi, khó đi vào cuộc sống.

Theo Phạm Dương (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.