Mãi xứng đáng là đại biểu của dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 75 năm trước, ngày 6-1-1946, toàn thể nhân dân Việt Nam đã đi bầu cử Quốc hội-cơ quan đại diện cao nhất cho quyền làm chủ đất nước của mình. Đó là cuộc bầu cử được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Việc ra đời Quốc hội khóa I là thành quả cao nhất, chứng minh cho niềm tin mãnh liệt của nhân dân vào thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mà Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo. Để rồi, 75 năm qua, Quốc hội Việt Nam mãi xứng đáng là đại biểu của dân.

Từ thân phận nô lệ, đứng lên dưới ngọn cờ của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, giành chính quyền về tay mình trong bối cảnh chính trị rối ren, đất nước bị xâu xé bởi các thế lực thực dân, đế quốc trong những ngày cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ II, có thể nói, đó là điều chưa bao giờ người dân một nước bị đô hộ cả trăm năm như Việt Nam dám nghĩ đến. Vì vậy, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu bầu Quốc hội, người dân Việt Nam “không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”, với tư cách là người làm chủ đất nước, đã nô nức cầm lá phiếu đi bầu người đại diện cho mình.

Từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, bất chấp lưỡi lê, họng súng của quân Pháp và bọn Việt gian, quần chúng đã hăng hái tham gia cuộc bầu cử ngày 6-1-1946 với tất cả lòng nhiệt huyết, tinh thần dũng cảm của mình. Có người đã hy sinh để bảo toàn lá phiếu của dân bầu Quốc hội.

Con số hơn 90% cử tri đi bầu cử là bằng chứng sinh động cho lòng tin của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Cách mạng do Người đứng đầu. Chỉ có đi theo Nhà nước ấy, người Việt Nam mới có thể vĩnh viễn trút bỏ thân phận nô lệ, đứng lên thành người tự do, làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.

Bằng việc kêu gọi toàn dân bỏ phiếu bầu Quốc hội để Quốc hội bầu ra bộ máy Chính phủ quản lý đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nói với toàn thể nhân dân Việt Nam rằng, sự nghiệp cách mạng là của toàn dân, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước của dân, do dân bầu ra và sẽ vì dân mà phục vụ. Với việc thông qua Hiến pháp năm 1946 làm cơ sở hiến định để nhân dân ta được hưởng quyền tự do dân chủ và thực hiện quyền lực Nhà nước của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh điều ấy.

Nếu nói niềm tin của dân với Đảng và Bác Hồ là yếu tố cơ bản làm nên thành công của cuộc bầu cử Quốc hội năm 1946 thì suốt 75 năm qua, cũng chính niềm tin ấy đã làm cho Quốc hội Việt Nam ngày càng trưởng thành, xứng đáng là cơ quan đại diện cao nhất cho quyền làm chủ đất nước của nhân dân.

Vì vậy, lịch sử 75 năm của Quốc hội Việt Nam là lịch sử của quá trình tự đổi mới chính mình để theo kịp những bước tiến dài của đất nước. Bằng chính sự hiệu quả, hiệu lực trong quá trình thực hiện quyền lập pháp, quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, Quốc hội Việt Nam đã đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của đất nước.

Nhìn lại các khóa gần đây, không ai có thể phủ nhận sự nỗ lực vượt bậc của Quốc hội. Thành phần đại biểu phổ quát hơn, chất lượng đại biểu cao hơn, hoạt động của Quốc hội cũng hiệu quả hơn. Bằng cách công khai những phiên chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ, Quốc hội đã ngày càng thực quyền hơn. Cử tri cả nước cũng ngày càng tin tưởng vào Quốc hội khi thấy rằng hoạt động lập pháp ngày càng bài bản, phục vụ quyền lợi chính đáng của người dân, của quốc gia, dân tộc chứ không phải vì lợi ích phe nhóm nào.

Từ thực tế lịch sử 75 năm của Quốc hội Việt Nam, có thể khẳng định một điều rằng, đã là cơ quan dân cử, dù là ở bất kỳ cấp nào, muốn dân tin thì phải hết lòng vì dân. Vì dân không chỉ ở lời phát biểu trên nghị trường, ở việc ra nghị quyết sau mỗi kỳ họp, mà ở việc kiểm tra, giám sát của mỗi đại biểu đối với những việc mà cử tri đã gửi gắm, đề đạt.  

75 năm qua, bài học của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước vẫn còn vẹn nguyên giá trị, khi năm nay, chúng ta sẽ bầu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tin dân, tôn trọng sự lựa chọn của dân là cách để Nhà nước chứng minh sự thống nhất chí hướng, thống nhất hành động với toàn dân trong quá trình hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

 

 ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).