Ứng dụng công nghệ để cứu thảm họa kẹt xe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Suốt tuần qua, người dân Hà Nội khổ sở vì nạn kẹt xe, và xem ra, chưa có dấu hiệu gì cho thấy được giải cứu. Càng ngày ùn tắc càng nghiêm trọng hơn, kéo dài thời gian hơn.

Kẹt xe đang là vấn nạn nhức nhối ỏ Hà Nội. Ảnh: Tùng Chi
Kẹt xe đang là vấn nạn nhức nhối ỏ Hà Nội. Ảnh: Tùng Chi
Giải pháp nào cho thảm họa này, xây thêm một số cây cầu vượt, hầm chui. Đã làm rồi, nhưng không phải muốn cây cầu là có ngay được, vì cần có tiền, thi công một công trình cũng cần có thời gian. Và khi có cây cầu vượt, cũng không giải quyết được ổn định, nạn kẹt xe vẫn thường xảy ra.
Mở rộng đường ư? Đã mở rồi, nhưng thêm một khoảng không gian mặt đường không đáng gì với số lượng phương tiện cá nhân tăng hàng năm. Đất đai có hạn, nên mở đường không bao giờ là giải pháp được kỳ vọng.
Dẹp xe máy ư? Chính quyền của hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM từng đưa đề tài này ra bàn luận, từng đưa ra nhiều tuyên bố về hạn chế xe máy, nhưng bao nhiêu năm nay, xe máy chỉ tăng, không giảm. Dân hỏi một câu nhưng chính quyền chưa trả lời thuyết phục, cấm xe máy thì đi bằng gì?
Chúng ta cứ oang oang về công nghệ, về 4.0, về số hóa, nhưng chưa áp dụng được nhiều để giải quyết thảm họa kẹt xe. Còn nhớ khi đại dịch COVID-19 bùng phát lần đầu, thực hiện giản cách xã hội, gần như không mấy ai ra đường, đa số cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp làm việc online, nhiều cửa hàng, siêu thị bán hàng trực tuyến. Nhưng khi trở lại cuộc sống bình thường mới, thì chúng ta quay trở lại nếp sinh hoạt cũ. Việt Nam đã đánh mất đi cơ hội lớn mà đại dịch COVID-19 vô tình tặng cho.
Ai cũng có thể nhận thức được, nếu tổ chức làm việc trực tuyến những bộ phận phù hợp, thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho cá nhân người lao động cũng như đơn vị sử dụng lao động, và đóng góp chung là bớt một lượng lớn người đi ra đường hằng ngày, hạn chế ô nhiễm và giảm ùn tắc giao thông.
Các cơ quan, doanh nghiệp chỉ ưu tiên tổ chức họp trực tuyến, cũng sẽ giảm bớt lượng người ra đường. Tăng cường giờ học trực tuyến cho học sinh, sinh viên, đương nhiên đường sẽ vắng người hơn.
Các địa phương khai thác tối đa các hoạt động của chính quyền điện tử, người dân chỉ ngồi nhà lên internet để làm các thủ tục, thì không ông dân nào xách xe chạy ra đường cho nó khổ thân.
Xây chiếc cầu vượt, hầm chui rất tốn kém và mất thời gian, nhưng ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động của cá nhân, tổ chức thì không tốn kém gì nhưng làm được ngay và hiệu quả rất cao.
LÊ THANH PHONG (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ung-dung-cong-nghe-de-cuu-tham-hoa-ket-xe-856118.ldo

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).