Tự chủ có lợi cho trường và sinh viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi nói đến tự chủ đại học, chúng ta phải hiểu được tự chủ có 4 điểm chính: tự chủ về tài chính, học thuật, tổ chức và nhân sự. Trong đó có sự thay đổi mạnh nhất khi tự chủ là kinh tế của người học và người dạy, thứ hai là về trình độ thật sự của con người trong thời kỳ phát triển.

 

Đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều từ việc mô hình tự chủ là sinh viên. Họ phải học từ lớp 1 đến lớp 12 xong mới có thể vào ĐH. Thời ĐH đóng vai trò quan trọng nhất, vì sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải đi làm, kiếm sống, xã hội phát triển càng cao thì sự cạnh tranh về trình độ càng sâu. Do đó, mỗi sinh viên có ý thức tự rèn luyện nâng cao năng lực, bồi đắp kiến thức chuyên ngành cho bản thân chính là tạo bàn đạp cho tương lai.
 


Về phía nhà trường, một khi quyết định tự chủ, đồng tiền đều do nhà trường thu chi nên trường phải cải cách phương hướng giảng dạy sao cho phù hợp nhất; đào tạo cán bộ để việc giảng dạy có hiệu quả tốt nhất, đồng thời phải tính toán kỹ lưỡng từng chuyện để sử dụng đồng tiền một cách thông minh.

Khi đã vất vả thi đỗ vào ĐH và tiền đóng học phí lại cao thì hầu hết sinh viên đều cố gắng hơn trong học tập nhằm phát triển tối đa năng lực thật sự của bản thân và nhận thức được về sự đóng góp của mình cho sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội, đất nước. Một sinh viên khi có năng lực thật sự sẽ luôn ý thức rằng nếu học tốt thì sẽ có việc làm tốt, nếu họ giỏi thì ở đâu cũng cần họ. Nếu muốn có được thu nhập cao thì họ phải bỏ ra rất nhiều công sức để chứng minh cho bên tuyển dụng thấy được.

Nhà trường cũng phải liên tục nâng cao chính mình để bảo đảm chất lượng về việc học và việc dạy. Vì sự cạnh tranh với các trường sở tại và sự cạnh tranh với các trường quốc tế, cán bộ và ban lãnh đạo nhà trường cũng phải thể hiện hết khả năng để chứng minh việc làm của mình có thành quả, thường xuyên cải tiến về mọi mặt, từ chất lượng giáo dục cho tới trình độ của giảng viên, sinh viên.

Đối với các trường ĐH không tự chủ, nếu cán bộ nhà nước là nhân viên chính thức của nhà trường và có hành động tiêu cực hay kém hiệu quả thì việc đuổi khỏi trường là rất giới hạn, trừ khi vi phạm quy chế. Còn đối với trường tự chủ thì khác, nếu cán bộ làm không ra sản phẩm hay dạy học không có hiệu quả thì không được thọ dụng và có thể cho nghỉ việc. Nếu là trường tự chủ thì sẽ phải theo quy luật cạnh tranh của thị trường giáo dục, trong đó có sự cạnh tranh về mặt bằng trình độ sinh viên; còn cán bộ cũng phải tự nâng cao trình độ, thậm chí vừa dạy vừa học và đồng hành với sinh viên, nhờ đó sinh viên được lợi.

Việc nâng cao chất lượng là cách duy nhất để các trường ĐH tự chủ tăng thu nhập nên nếu các trường tự chủ càng theo đuổi giáo dục chất lượng cao thì trường đó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên theo học.


 

(*) Lược trích tham luận gửi đến Hội thảo "Tự chủ trong giáo dục ĐH - Từ chính sách đến thực tiễn", do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 27-11.

 

NGUYỄN THỊ THANH MAI (Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM) (*)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).