Tìm kiếm người mất tích, coi chừng mất thêm người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 11.11, khi lực lượng chức năng đang tìm kiếm người mất tích trong vụ sạt lở ở xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thì tiếp tục xảy ra sạt lở kinh hoàng. Xem clip những người tham gia tìm kiếm bỏ chạy khi một khối lớn đất đá và bùn đổ xuống mới thấy tính mạng con người mong manh như thế nào.

Rất may mọi người đã tháo chạy kịp, nếu có người bị vùi lấp, thì đúng là đi tìm người mất tích lại bị mất thêm người.

Cũng trong ngày 11.11, đoàn từ thiện có 9 người dân di chuyển qua địa phận thôn 4, xã Trà Tân, gần thủy điện Sông Tranh 2 thì bất ngờ cả một mảng núi đột ngột trút ào ạt xuống đường. 5 người trong số họ vứt bỏ xe máy và kịp tháo chạy thoát thân, 3 người bị thương được đưa đi cấp cứu, 1 người vẫn đang mất tích.

Đi cứu người nhưng coi chừng phải bỏ mạng mình.

Hai vụ sạt lở trên cho thấy cần tính toán lại hoạt động tìm kiếm người mất tích và cứu trợ ở các vùng nguy hiểm. Bởi vì không ai có thể lường trước được lúc nào thì nó lở, không đợi mưa lớn, mà có thể núi đã tích đủ nước, có thể bùng ra bất cứ lúc nào. Các chuyên gia chỉ có thể cảnh báo những điểm có nguy cơ sạt lở, nhưng không thể dự báo chính xác thời điểm xảy ra sạt lở.

Dự báo cơn bão số 13 với diễn biến bất thường đang vào biển Đông và hướng vào các tỉnh miền Trung, nếu không bão lớn thì cũng sẽ gây ra mưa lớn. Cho nên, các địa phương nên có các quy định về giao thông trong địa bàn, đặc biệt là nơi có thể sạt lở. Tạm thời ngừng các cuộc tìm kiếm người mất ích, cấm không cho các đoàn cứu trợ đến những khu vực cảnh báo.

Đừng để thêm trường hợp nào bị vùi lấp, sẽ thêm mất mát đau thương và tạo thêm gánh nặng tìm kiếm trong lúc này.

Tỉnh Quảng Nam đã có những biện pháp cảnh báo cho người dân nơi có nguy cơ sạt lở, đi đường tránh. Đối với những điểm nguy hiểm, nguy cơ sạt lở cao thì huyện giao cho địa phương rà soát và cần thiết thì cấm người dân qua lại để đảm bảo an toàn tính mạng. Các địa phương khác của miền Trung từ Thanh Hóa đến Phú Yên, Khánh Hòa cũng phải siết chặt quản lý về giao thông qua các vùng cảnh báo có nguy cơ sạt lở cao.

Trong tình hình phòng thiên tai khẩn cấp hiện nay, cần quy định rõ trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh nếu như để xảy ra thêm trường hợp người dân hay người thi hành nhiệm vụ bị chết do sạt lở.

http://https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tim-kiem-nguoi-mat-tich-coi-chung-mat-them-nguoi-854282.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.