Đừng đưa "thu giá" vào luật nữa thưa Bộ trưởng Thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Thu giá" là một khái niệm quá mơ hồ, bị người dân phản ứng dữ dội, nên ngành giao thông buộc phải đổi thành thu phí. Nay hai từ "thu giá" lại tái xuất hiện trong Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

Người Việt Nam không hiểu
Người Việt Nam không hiểu "thu giá" là gì (Trong ảnh: BOT Đường tỉnh 830 - Trạm Bến Lức. Ảnh: LĐO)
“Tôi nghĩ nêu vấn đề này ra là nhiều điều phải bàn thảo đấy. Cách đây mấy kỳ họp, chính Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sửa một loạt biển tên thành trạm thu giá, đã nổi sóng rồi, cả trong nghị trường cả bên ngoài. Rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã vào cuộc. Người ta nói là thu giá không có nghĩa, không đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt, giờ lại đưa vào luật này thì tôi nghĩ giải quyết hơi thiển cận. Không nên đưa vào đây”, đại biểu Nguyễn Trọng Bình - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nêu ý kiến tại phiên thảo luận tại tổ về 2 dự án Luật Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Đã có nhiều tranh luận liên quan đến thuật ngữ "thu giá", càng tranh luận càng tối nghĩa. Bộ GTVT đã thừa nhận việc viết tắt “Trạm thu giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua và Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến của người dân, các cơ quan báo chí và sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để sử dụng tên gọi cho phù hợp.
Nhưng đến nay, hình như ngành giao thông không muốn từ bỏ hai từ thu giá, cho nên mới "hồi sinh" trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Cụ thể, điều 48 về đầu tư xây dự đường cao tốc, quy định, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường cao tốc được “thu giá” sử dụng đường cao tốc; được “thu giá” khai thác sử dụng lắp đặt công trình đường dây, cáp điện, viễn thông, ống cấp, thoát nước, ống dẫn năng lượng vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung của đường cao tốc… Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường cao tốc quy định cũng có nghĩa vụ “thu giá” sử dụng đường cao tốc theo quy định của Nhà nước…
Xin hỏi Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, nếu Luật giao thông đường bộ sửa đổi được thông qua và thuật ngữ "thu giá" có trong luật, vậy thì phải tháo hết biển thu phí để sửa lại thu giá hay sao?
Không sửa thì không đúng quy định của luật, sửa thì dân lại phản ứng, rồi lại tháo lên tháo xuống trong vòng luẩn quẩn hay sao?
Tại sao không dùng từ rất đơn giản dễ hiểu, đúng bản chất vấn đề là “thu phí”. Thu phí có nghĩa là thu tiền, còn thu tiền để hoàn vốn, để kinh doanh có lãi là việc đương nhiên.
Ý kiến của đại biểu Nguyễn Trọng Bình rất xác đáng, Bộ GTVT nên lắng nghe, như đã từng lắng nghe dư luận xã hội và đã tháo bảng “thu giá” để thay bằng "thu phí".
LÊ THANH PHONG (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dung-dua-thu-gia-vao-luat-nua-thua-bo-truong-the-853684.ldo

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.