Bộ trưởng Y tế và cuộc chiến với những "cái bắt tay gầm bàn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đại diện Kiểm toán Nhà nước có lần nhìn nhận: Trang thiết bị y tế mà công khai minh bạch được như giá ôtô thì giá mới giảm, mới có lợi cho dân.

 

 Tại sao giá máy xét nghiệm từ 2,3 tỉ có thể
Tại sao giá máy xét nghiệm từ 2,3 tỉ có thể "hô biến" thành 7 tỉ? Vì sự tù mù, vì những con sâu, vì những cuộc mặc cả, vì những cái bắt tay gầm bàn!


Bình luận, không phải là chuẩn mà là quá chuẩn.

Ngay lúc này, với chỉ 1 cú nhấn chuột, các loại ôtô, xe máy, cấu hình, giá cả, khuyến mãi, quà tặng... tất tật ngay trước mắt bạn.

Không chỉ ôtô, gạo, thịt, ximăng, sắt thép, cho đến cây kim, sợi chỉ, chiếc tăm, thậm chí cả thuốc chữa bệnh nữa, đều đã có "giá thị trường", đều được niêm yết công khai và “thượng đế tha hồ dìm hàng ép giá”.

Vậy thì tại sao thiết bị, vật tư y tế lại “năm cha ba mẹ”, tại sao lại có chuyện cái máy xét nghiệm chênh đến 5-7 tỉ bạc. Tại sao giá thuốc công khai, trong khi thiết bị vật tư y tế thì tù mù đến chẳng biết đâu mà lần?

Hỏi, thật ra cũng đã là trả lời rồi.

Năm 2015, Kiểm toán Nhà nước đưa ra một ví dụ gây sốc trong việc loạn giá: 1 hộp hoá chất Series Retic Pak reagen kit, 1x380ml+1.900ml được Viện Huyết học Truyền máu TƯ mua với giá 16.718.000 đồng, Bệnh viện Thống Nhất mua với giá 2.874.375 đồng…

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan hồi đó trả lời bằng một câu hỏi ngược: Vậy tại sao chúng ta không công khai mua bán, một khoản tiền rõ ràng...?

Bà cho rằng các bệnh viện có thể tìm hiểu thông tin của nhau, Vụ trang thiết bị có thể đưa các giá đã trúng thầu lên, nếu như ở nơi đâu có tiêu cực, họ thấy thì cũng phải chùn tay.

Giải pháp cho sự loạn giá chung quy cũng chỉ nằm ở mấy chữ “công khai, minh bạch”. Bởi nếu không thì “Năm nay kiểm toán như thế này, nhưng không gì đảm bảo sang năm, năm nữa việc này không lặp lại”- nhìn nhận của bà Lan.

Vụ thổi giá, nâng khống thiết bị ở CDC Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai... cho thấy nữ đại biểu Quốc hội đã đúng. Và nó cũng cho thấy công khai minh bạch giá vật tư y tế vẫn chỉ ở đâu đó trên giấy, trong những chém gió hô hào mà thôi.

Hôm 9.9, Bộ Y tế của quyền Bộ trưởng Nguyễn Thành Long lần đầu tiên ra mắt cổng thông tin công khai giá trang thiết bị y tế.

Hôm qua, chỉ vài chục tiếng sau khi chính thức nhậm chức, Bộ trưởng Long tuyên bố: “60.000 loại thuốc, tất cả trang thiết bị y tế, 28.000 loại thực phẩm chức năng sẽ được công khai về quảng cáo, tiến tới công khai giá bán..., không để người dân mù mờ về chi phí khám chữa bệnh”.

Giọt nước CDC Hà Nội và sự bức xúc phẫn nộ của dư luận là nguyên nhân trực tiếp cho lời “tuyên chiến” của tân bộ trưởng. Cho nên, dù không hề khó khăn gì về mặt kỹ thuật, nhưng cuộc chiến lại không đơn giản khi đối thủ của nó là sự tù mù tồn tại suốt bao năm, là hoa hồng lót tay, là những cái bắt tay dưới gầm bàn, là chia chác... của một “bộ phận con sâu” mà ngay những y bác sĩ chân chính cũng căm ghét.

/Uploaded/media.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2020/11/18/855343/Nhat-Cam.jpg
 

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.