Từ vụ "bùng" 150 mâm cỗ đến "bom hàng" - trò ác và vô đạo đức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vụ cô gái ở Điện Biên “bom hàng" 150 mâm cỗ cưới với động cơ gì còn chờ cơ quan điều tra làm rõ. Song có thể nói, vấn nạn này hiện đang xảy ra khá phổ biến.
 

Hành vi
Hành vi "bom hàng" 150 mâm cỗ cưới đang được điều tra làm rõ. Ảnh: Kim Anh.


“Bom hàng” hay “bùng” hàng, là tiếng lóng và cũng là một khái niệm mới đang được dùng khá rộng rãi trong xã hội để chỉ những hành vi đặt hàng qua mạng, qua điện thoại, hoặc thậm chí đặt hàng trực tiếp, nhưng sau đó không lấy hàng, không nhận hàng, thay vào đó tắt điện thoại và lặn mất, khiến bên bán và bên giao hàng không liên lạc được.

Trong vụ cô gái tên C.T.U (24 tuổi) ở Điện Biên “bom” hàng 150 cỗ cưới, mức thiệt hại gây ra cho nhà hàng là không nhỏ, cho dù đã kêu gọi và được người dân giúp đỡ “giải cứu” những mâm cỗ bị “bom hàng”, nhưng phía nhà hàng được cho rằng vẫn bị lỗ cả trăm triệu đồng.

“Bom hàng” cả một tiệc cưới là chuyện ít xảy ra. Song tình trạng “bom” các đơn hàng nhỏ lẻ, kiện hàng có giá trị hàng chục triệu đồng, thì hiện xảy ra không ít đặc biệt là khi thương mại điện tử càng phát triển cho phép khách hàng đặt hàng qua kênh online hoặc điện thoại.

Một trong những người hành nghề hay bị “bom hàng” nhất là các anh tài xế xe ôm công nghệ chuyên giao nhận đồ ăn cho khách. Đã từng xảy ra những trường hợp, tài xế giao nhận đồ ăn phải “ăn cho hết” hai phần ăn khách đặt nhưng sau đó tắt máy không liên lạc được, hay trường hợp một tài xế khác bị “bom hàng” 6 li trà sữa uống cả ngày cũng không hết được…

Những tài xế giao hàng với thu nhập mỗi ngày mức khá cũng khoảng từ 200-300 ngàn đồng, thỉnh thoảng bị “bom” một đơn hàng như thế cũng bị vơi hơn quá nửa thu nhập một ngày. Nhưng quan trọng hơn, sau đó tinh thần sa sút, cảm thấy phận mình hẩm hiu, mất tinh thần tiếp tục công việc.

Anh Tuấn Anh, một người chuyên bán mỹ phẩn qua Facebook ở Gò Vấp cho biết, vấn nạn “bom hàng” dường như song hành với thương mại điện tử thời nay. Không ít kẻ “nhàn cư vi bất thiện” thích “bom hàng” để phá bĩnh người khác, hoặc mê mua sắm cho đã mắt, ngoài ra còn có những vụ “bom hàng” cố tình vì ghen ăn tức ở, cạnh tranh không lành mạnh, cố tình phá hoại đối phương…

Nhưng cho dù xuất phát từ động cơ gì, với hành vi diễn biến như thế nào, thì hành vi “bom hàng”, “bùng” hàng chính là một việc làm ác, hành vi sai trái, vô đạo đức. Tuy nhiên, vì những vụ “bom” hàng xảy ra khá phổ biến lâu nay trên thị trường thường là các vụ việc nhỏ lẻ, các khổ chủ và nạn nhân cắn răng cam chịu xem như là không may, tai nạn nghề nghiệp… nên không muốn “làm cho tới” để lật mặt những kẻ phá hoại mình.

Hơn thế nữa, muốn điều tra làm rõ chỉ có cơ quan chức năng mới đủ thẩm quyền, phương tiện và công cụ chứ các nạn nhân khó có thể tự mình thực hiện được. Cho nên, hầu hết các vụ “bom hàng” trong lĩnh vực thương mại điện tử trong thời gian qua đều “chìm xuồng”.

Nhiều tài xế giao đồ ăn vẫn thường có những “bữa ăn đắng” vì dù không muốn cũng phải ăn do người đặt mua cắt liên lạc để không nhận hàng. Rơi vào những hôm chạy ế, tài xế còn bị thủng túi vì lỗ. Thế nhưng cho đến nay, các bác tài này vẫn chưa thể có giải pháp gì hiệu quả để ngăn chặn tình trạng “bom hàng”.

 

https://laodong.vn/ban-doc/tu-vu-bung-150-mam-co-den-bom-hang-tro-ac-va-vo-dao-duc-841513.ldo

Theo THẾ LÂM (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.