Dạy từ thô tục cho học sinh lớp 1 là không phù hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đối với học sinh lớp 1, không chỉ dạy để các cháu biết được những chữ viết đầu đời, mà còn "viết" lên tâm hồn ngây thơ, trong trẻo của các cháu những điều thật trong sáng.

Các bài học gây tranh cãi trong SGK tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều.
Các bài học gây tranh cãi trong SGK tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều.


Liên quan tới những ý kiến góp ý về nội dung sách giáo khoa lớp 1 còn nhiều từ thô tục, không phù hợp giáo dục dục học sinh lớp 1, GS Trần Đình Sử - Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt 1 cho rằng, những từ như "gà nhí", "gà nhép", "chả", "tợp" đều có trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, nên không thể nói không thông dụng.

Ngoài ra, GS Trần Đình Sử phân tích, từ "chén" trong bài "Cua, cò và đàn cá (1)" được sử dụng để chỉ việc ăn thô tục. Với bối cảnh của bài học này, dùng từ "chén" là hoàn toàn phù hợp, không sai.

Rất đồng ý với GS Trần Đình Sử, dạy cho trẻ lớp 1 những từ trên là không sai. Bởi vì các từ đó là từ trong Từ điển Tiếng Việt, đang tồn tại trong đời sống giao tiếp và sử dụng trong văn viết của người Việt.

Tuy nhiên, sử dụng những từ ngữ có tính thô tục để dạy cho học sinh lớp 1 không thể nói là phù hợp được.

Từ trong từ điển rất nhiều, nhưng mang tính liệt kê, có từ nghĩa đẹp, có từ nghĩa xấu, không phải có trong từ điển là cứ đưa vào sách dạy cho học sinh.

Dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1, trong đó có kỹ thuật ghép vần. Hãy chọn những từ đẹp, có ý nghĩa giáo dục cao để dạy cho các em hơn là những từ thô tục. Những từ như "cám ơn", "xin lỗi", "làm ơn", "xin vui lòng", nếu người biên soạn cố tình dụng công để đưa vào thì sẽ làm được.

Tiếng Việt phong phú, nhiều từ có ý nghĩa sâu sắc và đẹp, nên chọn những từ đó để đưa vào trang sách vỡ lòng, để con cái chúng ta lần đầu tiếp cận với sách giáo khoa dạy Tiếng Việt ở trường học, chỉ học toàn từ ngữ đẹp.

Các từ khác như "tợp", "chén" (ăn thô bạo, nghĩa xấu), rồi đây học sinh cũng sẽ biết, không vội vàng gì phải nhét vào đầu các cháu ngay từ lớp 1.

Cho nên, các nhà soạn sách nên lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ dư luận.

Trước phản ứng của dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa đề nghị rà soát lại SGK Tiếng Việt lớp 1, nhưng ai sẽ là người rà soát. Nếu cũng những người soạn sách này, cũng những người trong hội đồng thẩm định sách, thì việc rà soát sẽ không có kết luận khách quan.

Những người soạn sách cho rằng đã làm rất kỹ lưỡng, những người thẩm định sách đã khen ngợi là sách rất hay, rất tuyệt vời. Họ không còn vai trò rà soát nữa.

Khoa học là khách quan, muốn khách quan phải có một hội đồng độc lập, ngoài những người cũ.

Chúng ta phải làm với tất cả trí tuệ và tấm lòng, vì chính con cái chúng ta.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/day-tu-tho-tuc-cho-hoc-sinh-lop-1-la-khong-phu-hop-844356.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.